Đây là vụ tấn công khủng bố đẫm máu nhất tại Mỹ, làm chết 2.977 người, trong đó có 246 hành khách và phi hành đoàn, 2.606 người trong các tòa nhà của WTC.
Sự kiện khó quên
Hôm qua Mỹ đã tổ chức lễ tưởng niệm lần thứ 17 cuộc tấn công khủng bố 11/9/2001 – sự kiện từng làm rung chuyển và thay đổi toàn bộ thế giới.
Sáng sớm hôm đó, bốn nhóm khủng bố tổng cộng 19 người đã cướp bốn chiếc máy bay chở khách. Mỗi nhóm có ít nhất một tên biết kỹ năng điều khiển máy bay.
Hai chiếc máy bay đã được những kẻ khủng bố điều khiển đâm vào tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) ở New York. Một ngọn lửa bùng lên và cả hai tòa tháp sụp đổ nhanh chóng, hàng ngàn nhân viên và du khách ở bên trong trung tâm này đã bị chôn vùi dưới đống đổ nát.
Chiếc máy bay thứ ba lao vào phía sau tòa nhà Lầu Năm Góc ở Washington. Có lẽ, chiếc máy bay thứ tư không xác định được mục tiêu một cách chính xác bởi vì các hành khách có mặt đã cố lấy lại quyền kiểm soát và trong khi giành giật, chiếc máy bay này đã đâm xuống đất gần Shanksvil ở bang Pennsylvania.
Một ngọn lửa bùng lên và cả hai tòa tháp sụp đổ nhanh chóng, hàng ngàn nhân viên và du khách ở bên trong trung tâm này đã bị chôn vùi dưới đống đổ nát.
Đây là vụ tấn công khủng bố đẫm máu nhất tại Mỹ, làm chết 2.977 người, trong đó có 246 hành khách và phi hành đoàn, 2.606 người trong các tòa nhà của WTC và trên mặt đất cùng 125 cán bộ nhân viên trong tòa nhà Lầu Năm Góc.
Những nạn nhân này mang quốc tịch Mỹ và 91 quốc gia khác nhau trên thế giới. Đến nay vẫn còn hơn 1.100 người là nạn nhân của cuộc tấn công vẫn không được nhận dạng.
Ngoài các nghi lễ như trước, năm nay còn tổ chức một triển lãm di động gồm hình ảnh và âm thanh mô phỏng toàn bộ sự kiện xảy ra ở New York.
Tổng thống D. Trump đọc diễn văn tưởng niệm tại địa điểm chiếc máy bay thứ tư rơi ở bang Pennsylvania. Gần 3 ngàn ngọn nến tượng trưng cho hương hồn của các nạn nhân được thắp sáng cả ngày.
Vào đúng thời khắc xảy ra cuộc tấn công vào tòa tháp đôi, cả nước Mỹ đã đứng mặc niệm một phút. Ga tàu điện ngầm bên dưới tòa tháp đôi bị phá hủy, sau 17 năm đã được khánh thành trở lại.
Nhân dịp này, ông D. Trump đã viết trên trang Twiter của mình rằng “đây là lễ tưởng niệm lớn nhất từ trước tới nay”. Về những chiến công của ông trong cuộc chiến chống khủng bố, ông D. Trump nói “không có Tổng thống nào của nước Mỹ chống khủng bố như tôi, tôi đã tiêu diệt tất cả bọn khủng bố ở khắp mọi nơi”.
Tổng thống D. Trump tuyên bố cam kết sẽ tiếp tục hành động để ngăn chặn không để xảy ra bất cứ hành động khủng bố nào nữa và không cho phép lặp lại những gì đã xảy ra tại Trung tâm thương mại thế giới năm 2001.
Cuộc tấn công khủng bố 1/9/2001 là một thảm họa đã cướp đi gần 3000 người vô tội, nhưng những gì đã xảy ra sau đó?
Washington đã lập tức phát động một “cuộc chiến chống khủng bố” tạo ra một cơn địa chấn làm rung chuyển toàn bộ khu vực Trung Đông, can thiệp chính quyền Afghanistan (10/2001), Iraq (3/2003), Libya (10/2011) và Syria hiện nay. Trong cuộc chiến này, hàng triệu người dân vô tội đã bị giết hại tại Afghanistan, Iraq, Libya, Syria, Palestine và Yemen.
17 năm đã qua, vẫn không có dấu hiệu nguy cơ chủ nghĩa khủng bố bị tiêu diệt, mà ngược lại mạng lưới hoạt động của chúng còn được mở rộng ra khắp thế giới. Nước Mỹ không trở nên an toàn hơn.
Trùm khủng bố Osama Bin Laden của tổ chức Al-Qaeda bị tiêu diệt thì Ayman Al-Zawahiri lên thay. Nhiều nguồn tin cho biết Al-Qaeda đang huấn luyện để đưa Hamza Bin Laden, con trai của Bin Laden nắm quyền lãnh đạo tổ chức này.
Những nạn nhân mang quốc tịch Mỹ và 91 quốc gia khác nhau trên thế giới. Đến nay vẫn còn hơn 1.100 người là nạn nhân của cuộc tấn công vẫn không được nhận dạng.
Nhân dịp lễ tưởng niệm các nạn nhân vụ khủng bố 11/9 lần thứ 17, tại Mỹ đã cho phát hành một cuốn sách của hai nhà báo John Duffy và Ray Nowosielsky bao gồm một cuộc điều tra sâu rộng về các thông tin lẽ ra có thể góp phần ngăn chặn và làm thất bại âm mưu tiến hành vụ tấn công này.
Cuốn sách được xuất bản sau 10 năm điều tra và thu thập thông tin.
Trái với những gì được nêu trong báo cáo của Uỷ ban điều tra vụ tấn công cho rằng không có bằng chứng nào về mối liên hệ giữa chính phủ Ả Rập Saudi với vụ tấn công, cuốn sách đã tiết lộ nhiều thông tin, trong đó có sự nghi ngờ của CIA về việc trong chính phủ Ả Rập Saudi có một số nhân vật cảm tình với Tổ chức khủng bố Al-Qaeda.
Hai tác giả của cuốn sách đã nghiên cứu rất nhiều các báo cáo chính thức về vụ tấn công và nêu ra nhiều thiếu sót và mâu thuẫn, đặc biệt là thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan.
Andrew Maloney, luật sư biện hộ cho các gia đình nạn nhân nói rằng, tình báo Ả Rập Saudi thừa nhận rằng họ biết hai kẻ khủng bố Khaled Al-Mihdhar và Nawaf Al-Hazimi và biết cả thời điểm hai tên này đến Los Angeles và chúng thuộc Tổ chức Al-Qaeda.
Và nhân dịp lễ tưởng niệm vụ tấn công khủng bố 11/9 năm nay, Andrew Maloney có ý định sẽ gửi cho FBI một văn bản chính thức đề nghị cung cấp các tài liệu cần thiết. Ông cũng dự tính sẽ yêu cầu các cơ quan liên quan khác của Mỹ cung cấp các tài liệu để làm rõ sự việc.