Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu hội họp, tiệc tùng ngày càng tăng cao gây ra rất nhiều gánh nặng cho gan khi phải dung nạp nhiều đồ ăn, thức uống gây hại.
Sức khỏe gan là một trong những yếu tố quan trọng để duy trì sức khỏe của toàn bộ cơ thể. Vì vậy bảo vệ gan là một điều hết sức cần thiết. Có một số thực phẩm làm cho lá gan của chúng ta khỏe mạnh, nhưng cũng có những thực phẩm trực tiếp gây hại cho gan.
Gan chịu trách nhiệm phá vỡ carbohydrate, tạo glucose và giải độc cơ thể. Gan tạo ra mật, là một điều cần thiết để tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng trong thực phẩm.
Rối loạn chức năng gan có thể dẫn đến nhiều căn bệnh về gan, thậm chí là tiểu đường loại 2. Mặc dù chúng ta không thể kiểm soát được hết tất cả các rủi ro gây nên bệnh gan nhưng lựa chọn loại thực phẩm tốt cho gan để tiêu thụ cũng là một cách làm giảm khả năng mắc bệnh.
Dưới đây là những thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe gan và một số thực phẩm cần tránh.
1. Cà phê
Cà phê tốt cho gan vì nó bảo vệ chống lại các vấn đề như gan nhiễm mỡ. Một nghiên cứu năm 2014 trên Tạp chí Gastroenterology cho thấy cà phê có khả năng tác động đến men gan, làm giảm sự tích tụ chất béo trong gan.
Các hợp chất có trong cà phê cũng giúp men gan loại bỏ các chất gây ung thư. Ngoài ra, chúng còn làm tăng các chất chống oxy hóa . Và vì vậy làm giảm các nguy cơ gây ung thư gan.
2. Bột yến mạch
Bột yến mạch rất giàu chất xơ, chúng là một thực phẩm hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hóa và đặc biệt hữu ích cho gan. Bột yến mạch có nhiều hợp chất beta-glucans là một hoạt chất sinh học giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch và chống viêm, chúng còn đặc biệt hữu ích trong cuộc chiến chống lại bệnh tiểu đường và bệnh béo phì.
Người ta đã làm nghiên cứu trên chuột và cho thấy rằng beta-glucans từ yến mạch giúp giảm lượng chất béo được lưu trữ trong gan.
Tuy nhiên, cần lưu ý là nên sử dụng yến mạch nguyên chất, không nên dùng bột yến mạch tinh chế có chứa các loại bột khác hoặc chất độn sẽ không có lợi cho sức khỏe.
3. Trà xanh
Trà xanh có thể làm giảm hàm lượng chất béo trong toàn bộ cơ thể và làm giảm khả năng mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Tuy nhiên cũng cần hết sức lưu ý là dùng trà xanh dưới dạng trà thì tốt hơn là các chiết xuất của nó vì một số chiết xuất có thể gây hại cho gan hơn là tốt cho gan.
4. Tỏi
Một nghiên cứu năm 2016 xuất hiện trên tạp chí Advanced Biomedical Research cho thấy rằng tỏi làm giảm trọng lượng cơ thể và hàm lượng chất béo ở những người bị gan nhiễm mỡ không do rượu. Việc tỏi có khả năng làm giảm trọng lượng cơ thể là thiết thực vì thừa cân và béo phì là một trong những yếu tố góp phần vào bệnh gan nhiễm mỡ.
5. Quả mọng
Nhiều loại quả mọng như việt quất, mâm xôi có chứa chất chống oxy hóa được gọi là polyphenol có thể giúp bảo vệ gan khỏi bị hư hại.
Nhiều nghiên cứu cho thấy thường xuyên ăn các loại quả mọng cũng có thể giúp kích thích hệ thống miễn dịch.
6. Nho
Nước nho và hạt nho rất giàu chất chống oxy hóa có thể giúp giảm viêm và ngăn ngừa tổn thương gan. Ăn cả hạt nho là một cách đơn giản để thêm các hợp chất này vào cơ thể.
7. Bưởi
Theo tờ báo World Journal of Gastroenterology nghiên cứu, bưởi là một loại thực phẩm rất hữu ích, chúng chứa hai chất chống oxy hóa chính là naringin và naringenin. Những thứ này có thể giúp bảo vệ gan khỏi tổn thương bằng cách giảm viêm và bảo vệ các tế bào gan.
Các hợp chất này cũng có thể làm giảm sự tích tụ chất béo trong gan và tăng các enzyme đốt cháy chất béo. Điều này có thể làm cho bưởi trở thành một công cụ hữu ích trong cuộc chiến chống NAFLD (chứng gan nhiễm mỡ ở những người không dùng bia, rượu).
8. Quả lê gai
Ăn quả lê gai hoặc uống nước ép của chúng cũng có lợi cho sức khỏe gan. Theo tờ World Journal of Gastroenterology nghiên cứu cho thấy rằng các hợp chất trong trái cây nói chung có thể giúp bảo vệ các cơ quan trong cơ thể và quả lê gai là một trong những loại chứa dồi dào các hợp chất tốt cho gan.
9. Rau xanh
Các loại thực vật như bông cải xanh, cải xoăn, củ cải đường, đu đủ, bơ, … đều được đánh giá là có chứa các hợp chất liên quan chặt chẽ đến sức khỏe gan.
Vì vậy, mọi người nên ăn những thực phẩm này như là một phần của chế độ ăn uống cân bằng và toàn diện.
10. Cá béo
Ăn các loại cá béo và bổ sung dầu cá có thể giúp giảm các tình trạng như NAFLD.
Cá béo rất giàu axit béo omega-3, đây là chất béo tốt giúp giảm viêm. Những chất béo này có thể đặc biệt hữu ích cho gan, vì chúng xuất hiện để ngăn ngừa sự tích tụ chất béo dư thừa và duy trì nồng độ enzyme trong gan.
Nghiên cứu khuyến nghị nên ăn cá có dầu từ hai lần trở lên mỗi tuần. Nếu không thể ăn những loại cá béo như cá trích, cá hồi vào chế độ ăn thì nên uống bổ sung dầu cá hàng ngày.
11. Quả hạch
Ăn các loại hạt có thể là một cách đơn giản khác để giữ cho gan khỏe mạnh và bảo vệ chống lại NAFLD. Các loại hạt thường chứa axit béo không bão hòa, vitamin E và chất chống oxy hóa.
Những loại hạt được khuyến khích như hạt óc chó hoặc hạt hạnh nhân có thể giúp duy trì sức khỏe gan. Tuy nhiên nên cân nhắc không nên ăn quá nhiều vì chúng có hàm lượng calo rất cao.
12. Dầu ô liu
Ăn quá nhiều chất béo thì không tốt cho gan nhưng một số chất béo lại có thể giúp ích. Theo nghiên cứu trên Tạp chí World Journal of Gastroenterology , thêm dầu ô liu vào chế độ ăn uống có thể giúp giảm tình trạng bị oxy hóa và cải thiện chức năng gan. Điều này là do hàm lượng cao của axit béo không bão hòa chứa trong dầu ô liu.
Các thực phẩm cần tránh
Nói chung, để có được sức khỏe gan thì nên tìm kiếm sự cân bằng trong chế độ ăn uống. Tuy nhiên, cũng có một số nhóm thực phẩm mà gan khó xử lý hơn và từ đó làm cho gan dễ mắc bệnh. Chúng bao gồm:
1. Thực phẩm béo: Chúng bao gồm các thực phẩm chiên, thức ăn nhanh, đồ đóng gói, khoai tây chiên và các loại hạt nhiều chất béo.
2. Thực phẩm giàu tinh bột: Bao gồm các loại như bánh mì, mì ống và bánh nướng,…
3. Đường: Cắt giảm lượng đường và thực phẩm có đường như ngũ cốc, đồ nướng và kẹo cũng có thể giúp giảm căng thẳng cho gan.
4. Muối: Những cách đơn giản để giảm lượng muối là nêm nấu ít hơn, tránh thịt hoặc rau đóng hộp, tránh các món thịt nguội, thịt xông khói.
5. Rượu: Bất cứ ai muốn cho gan nghỉ ngơi nên cân nhắc giảm lượng rượu hoặc bỏ hoàn toàn.
Theo medicalnewstoday