Thương mại điện tử – Xu hướng của những công dân số

Thế hệ tiêu dùng tiếp theo bao gồm những bạn trẻ thuộc thế hệ Millennial và Gen Z đang cho thấy xu hướng mua sắm online mạnh mẽ. Càng ngày, các trang thương mại điện tử (TMĐT) dần trở thành nơi mà người trẻ lựa chọn thay vì đến các cửa hàng truyền thống.

Những năm gần đây, sự ra đời của hàng loạt các website thương mại điện tử giúp việc mua sắm online đã không còn mấy xa lạ với người người tiêu dùng Việt, đặc biệt là người tiêu dùng trẻ thuộc thế hệ Millennial.

Chỉ trong vòng một năm qua, số người mua sắm online đã tăng gấp 3 lần. Nhu cầu đó kéo theo sự góp mặt của nhiều doanh nghiệp TMĐT cùng chia nhau miếng bánh thị trường đầy tiềm năng được dự đoán có tốc độ tăng trưởng thần tốc tới 40% trong vài năm tới.

Giới trẻ mua sắm online đông đảo nhất

Dự báo đến 2020, Việt Nam có khoảng 30% dân số tham gia mua sắm trực tuyến nhờ vào thế hệ ngày càng ưa chuộng mua sắm trực tuyến, trong đó, gần một nửa là người tiêu dùng dưới 30 tuổi. Đây cũng là tệp khách hàng chi tiêu nhiều hơn từ 19-35% so với các nhóm tuổi khác, theo Khảo sát tài chính cá nhân của Nielsen.

Với sự phát triển của công nghệ, giới trẻ ngày nay có thể thực hiện các giao dịch mọi lúc, mọi nơi với những thao tác đơn giản trên máy tính hay qua điện thoại. Có đến 72% người dân Việt Nam sở hữu điện thoại thông minh, tạo cơ hội tuyệt vời cho sự phát triển của các nền tảng TMĐT trong nước. Thanh toán bằng thẻ cũng là xu hướng tiêu dùng mới hiện nay, với 62% người tiêu dùng dưới 35 tuổi thường sử dụng các loại thẻ ngân hàng, thẻ liên kết cho mục đích mua sắm online.

Thương mại điện tử – Xu hướng của những công dân số - Ảnh 1.

Nhu cầu mua sắm online của giới trẻ Việt thúc đẩy TMĐT Việt phát triển mạnh mẽ

Bạn Minh Tuấn (25 tuổi, TP.HCM) cho biết, một phần thu nhập của anh chàng để dành cho các khoản mua sắm trên mạng. “Chỉ cần vài click chuột, bạn có thể thoải mái lựa chọn những món đồ ưa thích với mức giá còn ưu đãi hơn khi mua tại các cửa hàng truyền thống” – Tuấn hào hứng. Về loại sản phẩm được ưa chuộng nhất trên các sàn TMĐT, Ngọc (22 tuổi, Hải Phòng) chia sẻ: “Đồ công nghệ, đồ gia dụng và thời trang là mua được “lời” nhất, vì đây thường là những mặt hàng chính hãng và hay có khuyến mãi. Ví dụ, mình đã “tậu” được một chiếc máy tính xịn với giá giảm đến 70% trong dịp ưu đãi sinh nhật Sendo hồi tháng 5 vừa rồi”.

Có thể thấy, mua sắm trên mạng không chỉ là niềm vui, mà còn thể hiện xu hướng tiêu dùng thông minh. Với giới trẻ năng động và bận rộn, mua hàng qua mạng là giải pháp tiết kiệm tiền bạc, thời gian và còn được giao hàng vào đúng thời điểm, địa chỉ và được đảm bảo quyền lợi. Nam Anh, chủ một cửa hàng thời trang top đầu trên Sendo “bật mí”: “Bán hàng online còn phải khéo hơn bán hàng offline nữa, mình phải tư vấn thật kĩ từ màu sắc, chất liệu, size đồ và đảm bảo hàng đóng gói đẹp đẽ cũng như các chính sách đổi trả tới tay người dùng”.

Mua hàng online ở nơi “nuôi cá trồng rau”

Không chỉ giới trẻ thành phố lớn mới quan tâm đến mua sắm online, các bạn trẻ ở các tỉnh, thành khác cũng chi tiêu nhiều trên các sàn TMĐT. Số liệu cho thấy, xét về sức mua thì các tỉnh, thành khác đang chiếm tới 71% so với các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM. Người dùng ở các khu vực này cũng cập nhật nhanh chóng các xu hướng thông qua mạng xã hội, báo điện tử.

Tuy nhiên, thị trường nông thôn thường bị các doanh nghiệp TMĐT bỏ qua vì nhiều khó khăn, dẫn tới việc người trẻ “có tiền nhưng không có chỗ để tiêu”. Ông Trần Hải Linh – Tổng giám đốc Sendo đánh giá, khu vực nông thôn sẽ là thị trường tiềm năng trong những năm tới. Thay vì chỉ tập trung bán và thu hút khách hàng ở thành phố lớn, Sendo còn quan tâm đến nhu cầu của người dân các tỉnh thành khác.

Thương mại điện tử – Xu hướng của những công dân số - Ảnh 2.

Tiếp cận tới giới trẻ khắp cả nước là “chiến lược” của sàn TMĐT Sendo

“Cái người mua cần là chi phí hợp lý, dịch vụ tốt, hàng hóa phải đảm bảo được tính đa dạng, phong phú về mẫu mã, chủng loại, giá thành cạnh tranh” – Ông Trần Hải Linh cho biết thêm. Với Sendo, đây là nơi để doanh nghiệp tạo ra giá trị cho xã hội, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Nhu cầu mua sắm online trong tương lai dự kiến sẽ trở thành xu hướng không thể đảo ngược, bởi TMĐT sẽ trở thành thói quen của lối sống hiện đại. Khi đó, người tiêu dùng sẽ là đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất, đặc biệt là khi các sàn TMĐT như Sendo đặt trọng tâm vào cung ứng hàng hóa, dịch vụ với chi phí hợp lý cho người tiêu dùng khắp cả nước.