Utquiagvik cũng như bất kì vị trí nằm trong Vòng Bắc Cực nào cũng vậy, họ chính thức bước vào bóng tối kéo dài 2 tháng.
Các cụ truyền lại rằng mùa đông đêm dài ngày ngắn – thời gian trời tối nhiều hơn trời sáng, điều đó đúng với mọi mùa Đông ở các vùng trên Trái Đất, chỉ khác biệt độ dài của lúc tối trời mà thôi. Có thể lấy ví dụ về người dân khu vực Utqiagvik, Alaska, Mỹ cả. Nơi đây là cộng đồng cư dân công cộng nằm gần Cực Bắc nhất Trái Đất, và cũng là thành phố nằm xa về phía Bắc nhất của nước Mỹ.
Điểm đặc biệt của thị trấn đông hơn 4.000 dân này: cứ đến tầm 18-19/11 hàng năm, Mặt Trời sẽ lặn luôn khỏi đường chân trời và sẽ không lộ diện cho tới khoảng 65 ngày sau. Nó sẽ mọc vào khoảng 22 hoặc 23 tháng Giêng. Đây được gọi là hiện tượng “polar night – đêm vùng cực” chỉ diễn ra trong Vòng Bắc Cực và Vòng Nam Cực, khi màn đêm phủ xuống dài hơn 24 tiếng.
Utquiagvik bắt đầu bước vào giai đoạn “đêm trường”.
Bởi trục Trái Đất nghiêng, Trái Đất vừa tự quay quanh trục lại vừa quay quanh Mặt Trời, nên sẽ có lúc khu vực Cực Bắc và Cực Nam hướng về phía Mặt Trời trong một khoảng thời gian dài. Utquiagvik vừa bước vào màn đêm kéo dài hơn hai tháng, và họ sẽ được thiên nhiên đền bù xứng đáng lượng Mặt Trời đã mất.
Chỉ tính riêng tại khu vực Utquiagvik cho dễ thôi nhé!
Khoảng đầu tháng Ba, Mặt Trời sẽ chiếu sáng liên tục 9 tiếng/ngày. Khoảng đầu tháng Tư, Mặt Trời sẽ xuất hiện 14 tiếng/ngày. Đến tháng Năm, nhiệt độ ấm hơn rất nhiều và đến khoảng 11-12 tháng Năm, Mặt Trời sẽ chiếu sáng cả ngày. Người dân sẽ được tắm nắng liên tục trong vòng 80 ngày, đến tận cuối tháng Bảy đầu tháng Tám. Đây được gọi là hiện tượng “midnight sun – Mặt Trời nửa đêm”, Mặt Trời sẽ không lặn suốt cả ngày.
Hiện tượng này cũng diễn ra tại cả hai nơi, Vòng Bắc Cực và Vòng Nam Cực, tại hai thời điểm khác nhau trong năm.
Họ sẽ không thấy Mặt Trời trong 2 tháng tới.
Sống tại vùng đất có chu kì ngày đêm đều đặn khiến ta khó tưởng tượng ra người dân Utquiagvik sẽ đối phó với nào với những khoảng thời gian tối thì tối quá, mà sáng thì lại sáng quá. Có lẽ sống chung với lũ riết rồi cũng phải quen thôi.
Hiện tượng “Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng Mười chưa cười đã tối” với người dân tại hai vùng Vòng Cực ác liệt hơn ta nhiều.