Thí nghiệm chứng minh nhựa đường là chất lỏng đã kéo dài từ năm 1927 đến bây giờ mà vẫn chưa xong

Thì ra nhựa đường lại là một “chất lỏng” ?

Hiện tại, đại học Queensland (Úc) đang giữ kỉ lục cho thí nghiệm hoạt động lâu dài nhất, được bắt đầu bởi giáo sư Thomas Parnell vào năm 1927 – nhằm chứng minh độ đặc (viscosity) của nhựa đường – chất lỏng đặc nhất được biết đến.

Thí nghiệm chứng minh nhựa đường là chất lỏng đã kéo dài từ năm 1927 đến bây giờ mà vẫn chưa xong - Ảnh 1.

Thì ra nhựa đường lại là một “chất lỏng” ?

Ở nhiệt độ bình thường, nhựa đường có vẻ chắc chắn – thậm chí là giòn – và có thể bị phá vỡ bởi một chiếc búa. Thực ra, chính ở nhiệt độ đó hóa chất này lại là một “chất lỏng” – với độ đặc gấp nước 100 tỉ lần.

Thí nghiệm chứng minh nhựa đường là chất lỏng đã kéo dài từ năm 1927 đến bây giờ mà vẫn chưa xong - Ảnh 2.

Đây cũng là lý do tại sao chỉ cần mặt đường hơi nóng là đã có thể bị biến dạng

Giáo sư Parnell đã đun nóng một ít nhựa đường và đổ vào trong một chiếc phễu thủy tinh trong môi trường chân không và để nguội. Sau ba năm, phần miệng dưới của chiếc phễu được cắt và nó bắt đầu chảy xuống.

Thí nghiệm chứng minh nhựa đường là chất lỏng đã kéo dài từ năm 1927 đến bây giờ mà vẫn chưa xong - Ảnh 3.

Thomas Parnell và thí nghiệm của mình.

Thông thường, để một giọt chảy xuống mất từ 7 tới 9 năm. Thậm chí giọt thứ 8 chảy xuống trong vòng 12 năm liền – có lẽ là vì lượng nhựa đường ít ỏi còn lại không gây đủ sức nặng để chảy xuống, hoặc vào năm 1980, phòng thí nghiệm này được lắp điều hòa và nhiệt độ đã làm nó khó chảy hơn.

Từ khi bắt đầu thí nghiệm vào năm 1930 tới giờ, chưa có ai tận mắt thấy một giọt rơi xuống cả. Giọt thứ 9 còn nối liền giọt thứ 8.

Thí nghiệm chứng minh nhựa đường là chất lỏng đã kéo dài từ năm 1927 đến bây giờ mà vẫn chưa xong - Ảnh 4.

Khi giọt nhựa đường thứ chín chuẩn bị rơi, nó nổi tiếng tới nỗi thu hút hơn 30,000 người từ 158 quốc gia đăng kí để xem video livestream khoảnh khắc mà nó rơi xuống – ngày 12 tháng 4 năm 2014.

Thí nghiệm chứng minh nhựa đường là chất lỏng đã kéo dài từ năm 1927 đến bây giờ mà vẫn chưa xong - Ảnh 5.

Một hình ảnh từ video livestream giọt nhựa đường thứ 9.

Dựa vào 6 giọt đầu tiên, độ đặc của nhựa đường được đánh giá là vào khoảng 250 tỉ lần nước. Nhưng vì lý do nào đó, từ giọt thứ mười chỉ còn mỗi 30 tỉ lần. Các nhà khoa học đã kết luận rằng do những chiếc đèn huỳnh quang ở xung quanh đã làm nóng nó và khiến nó chảy dễ dàng hơn.

Vào năm 2005, giáo Sư Thomas Parnell đã được truy tặng giải IG Nobel trong Vật Lý.

Theo Quora