Thế giới tự nhiên kỳ diệu qua ống kính: Khoảnh khắc lạ thường tuyệt đẹp của cuộc sống hoang dã nổi bật nhất năm 2018

Khoảnh khắc “đốn tim” của những loài vật hoang dã không chỉ khiến con người thêm yêu thiên nhiên, mà còn khiến mỗi chúng ta phải có cái nhìn khác về những gì ta đang đối xử với thế giới tự nhiên hùng vỹ ấy.

Mỗi năm, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở London sẽ tổ chức một cuộc thi để chọn ra một nhiếp ảnh gia có bức ảnh cuộc sống tự nhiên độc đáo nhất. Giải thưởng năm 2018 đã được trao cho nhiếp ảnh gia Van Oosten, với bức ảnh chụp một đôi khỉ mũi hếch vàng.

Bức ảnh đó đã mang lại cho Oosten số tiền thưởng lên tới 10.000 bảng, cũng có thể nói là bù đắp cho những gian nan, vất vả mà ông đã trải qua khi phải leo bộ qua những ngọn núi, cánh rừng cùng trang thiết bị cồng kềnh phục vụ cho việc tác nghiệp của mình ở Trung Quốc.

Trong cuộc thi, những bức ảnh của các nhiếp ảnh gia trên toàn thế giới đều thể hiện cuộc sống tự nhiên, đặc biệt là những loài có nguy cơ tuyệt chủng. Bên cạnh đó, các bức ảnh còn làm nổi bật lên vấn đề môi trường đáng lo ngại hiện nay. Hay đơn giản chỉ là mê hoặc tất cả những người thưởng thức bằng nét đẹp tự nhiên đầy huyền bí.

Dưới đây là 14 bức ảnh tuyệt vời nhất trong cuộc thi này, chúng ta hãy cùng thưởng thức và suy ngẫm:

“Cặp đôi vàng”

Thế giới tự nhiên kỳ diệu qua ống kính: Khoảnh khắc lạ thường tuyệt đẹp của cuộc sống hoang dã nổi bật nhất năm 2018 - Ảnh 1.

“Cặp đôi vàng”, Van Oosten – Hà Lan, chiến thắng hạng mục Nhiếp ảnh gia động vật hoang dã năm 2018.

Van Oosten là một nhiếp ảnh gia tự nhiên chuyên nghiệp. Ông đến từ Hà Lan và đang điều hành một công ty du lịch nhiếp ảnh cùng với vợ mình. Trong một lần trải nghiệm ở vùng núi Qinling của Trung Quốc, ông đã bắt gặp một đôi khỉ vàng hiếm và nhanh tay chụp lại khoảng khắc đáng giá ấy.

Loài khỉ mũi hếch vàng hiện nay chỉ còn chưa đến 4.000 con phân bố chủ yếu ở vùng núi tuyết ở miền trung tây Trung Quốc. Con người dần định cư, cũng như các hoạt động khai thác gỗ và săn bắn đã đẩy những sinh vật này tiến đến bờ vực tuyệt chủng.

Kênh truyền hình National Geographic của Mỹ cho biết: “Đa số khỉ mũi hếch vàng đã bị đẩy vào tình trạng bị cô lập ở trên núi cao. Chúng phải nhảy qua các nhánh cây rừng, băng qua những con sông băng giá với thời tiết mùa đông khắc nghiệt, ước chừng quãng đường đó dài khoảng 3048m. Vượt chặng đường xa chỉ với một lớp “áo khoác đang được nhiều người thèm muốn” để trốn tránh như truy đuổi của loài người”.

Van Oosten đã có một quãng thời gian khó khăn để bắt kịp những chú khỉ đang ra sức nhảy từ cây này sang cây khác. Nhưng sau nhiều lần trượt chân và ngã sấp đau đớn, ông đã chụp được bức ảnh một cặp khỉ đang nghỉ ngơi giữa chặng.

“Tìm kiếm tình yêu”

Thế giới tự nhiên kỳ diệu qua ống kính: Khoảnh khắc lạ thường tuyệt đẹp của cuộc sống hoang dã nổi bật nhất năm 2018 - Ảnh 2.

“Tìm kiếm tình yêu”, Tony Wu – Mỹ.

Nhiếp ảnh gia dưới nước Tony Wu đã bắt gặp chú cá ngộ nghĩnh này ngoài khơi cách bờ biển đảo Sado, Nhật Bản không xa. Wu nói, trán của chú cá này thể hiện “khao khát cháy bỏng của một người đàn ông đang yêu”.

Chú cá hàng chài đầu cừu này sử dụng chính cái trán đỏ của mình để thu hút con cái. Nếu xung quanh không có đủ con đực, con cái trưởng thành cũng có thể trở thành một con đực. Chúng sẽ mọc ra một cái trán đỏ như thế và cư xử rất hung hăng.

Wu nói: “Đây là khuôn mặt của một con cá đang tìm kiếm tình yêu”.

Hình ảnh này đã được khen ngợi rất nhiều trong cuộc thi và nhiếp ảnh gia dưới nước này hy vọng tác phẩm của mình có thể truyền cảm hứng cho người khác có ý thức cao hơn trong việc bảo vệ đại dương, thế giới huyền bí, kỳ diệu và vô cùng quan trọng với loài người.

“Sống giữa rác thải”

Thế giới tự nhiên kỳ diệu qua ống kính: Khoảnh khắc lạ thường tuyệt đẹp của cuộc sống hoang dã nổi bật nhất năm 2018 - Ảnh 3.

“Sống giữa rác thải”, Greg Lecoeur – Pháp.

Nhiếp ảnh gia người Pháp, Greg Lecoeur đã tìm thấy loài cá ếch này bị bao vây bởi các mảnh nhựa và rác thải ở Raja Ampat, Indonesia.

Thông thường, loài cá này sẽ phát triển mạnh trong môi trường sống có rong biển Sargassum. Ở đó, nó sẽ có rất nhiều lợi thế để rình và bắt mồi.

Nhưng với tình trạng nhựa thải xâm chiếm hầu hết các đại dương như hiện nay và biến nó thành một “lục địa thứ bảy” mang tên rác thải, thì cách sinh tồn của những loài động vật như thế đã không còn nhiều hiệu quả.

Trên thực tế, có hơn 90% nhựa thải trên thế giới không bao giờ được tái chế và thay vào đó là các bãi rác trong tự nhiên và đặc biệt là trong lòng đại dương sâu thẳm.

“Gấu trên bờ vực”

Thế giới tự nhiên kỳ diệu qua ống kính: Khoảnh khắc lạ thường tuyệt đẹp của cuộc sống hoang dã nổi bật nhất năm 2018 - Ảnh 4.

“Gấu trên bờ bực”, Sergey Gorshkov – Nga.

Có thể nói, gấu bắc cực là loài thống trị khu vực cao nhất trên thế giới, ở vùng đất Franz Josef, Nga.

Nhiếp ảnh gia người Nga, Sergey Gorshkov, đã được đánh giá cao cho bức ảnh này, bức ảnh mà ông chụp được ở quần đảo gần cực bắc nhất, cách cực bắc khoảng 560 dặm.

Mùa hè, khi băng tan, gấu bắc cực ăn xác cá voi để vỗ béo cơ thể đầy mỡ, nặng đến 362,9kg và chờ đến mùa đông.

“Voi lúc chạng vạng”

Thế giới tự nhiên kỳ diệu qua ống kính: Khoảnh khắc lạ thường tuyệt đẹp của cuộc sống hoang dã nổi bật nhất năm 2018 - Ảnh 5.

“Voi lúc chạng vạng”, Frans Lanting – Hà Lan.

Nhiếp ảnh gia Frans Lanting đã giành giải Thành tựu trọn đời trong cuộc thi năm nay. Trong bức ảnh còn xuất hiện một hố nước nhỏ hiếm hoi trong mùa khô ở Botswana.

Lanting nói: “Hình ảnh này là sự tôn kính của tôi đối với vùng đất hoang dã phía Nam châu Phi đậm chất nguyên sơ, hùng vĩ cùng những đàn voi hòa vào sự vô giá của thiên nhiên, của một hố nước nhỏ ở mảnh đất luôn “khát khô”. Tôi thích mặt đối mặt với những sinh vật tôi chụp được và miêu tả chúng như những con người”.

“Chú hề buồn”

Thế giới tự nhiên kỳ diệu qua ống kính: Khoảnh khắc lạ thường tuyệt đẹp của cuộc sống hoang dã nổi bật nhất năm 2018 - Ảnh 6.

“Chú hề buồn”, Joan de la Malla – Tây Ban Nha.

Ở Indonesia, khỉ macaque bị bắt làm việc trong các chương trình xiếc đường phố. Những con vật tội nghiệp ấy phải làm việc nhiều giờ trên xe đạp hoặc nhảy múa, bị cô lập hoàn toàn với thế giới hoang dã.

Nhà sinh vật học, nhiếp ảnh gia động vật hoang dã Joan de la Malla đã chụp bức ảnh một con khỉ có tên Timbul khi nó đang giơ chân lên để điều chỉnh mặt nạ một cách khó chịu.

Bức ảnh này đã chiến thắng hạng mục “phóng sự ảnh động vật hoang dã” của cuộc thi.

“Gặp Bob”

Thế giới tự nhiên kỳ diệu qua ống kính: Khoảnh khắc lạ thường tuyệt đẹp của cuộc sống hoang dã nổi bật nhất năm 2018 - Ảnh 7.

“Gặp Bob”, Jasper Doest – Hà Lan.

Bob là tên của một chú hồng hạc đã dành cả đời gắn bó với con người. Bob là sứ giả của một trung tâm phục hồi môi trường sống của động vật vùng Caribbe. Bob khá thoải mái khi ngồi sau tay lái.

Bác sĩ thú y Odette Doest đã cứu Bob sau khi nó phi vào cửa sổ khách sạn trên đảo Curacao.

Vì vết thương và sự quen thuộc với con người mà Bob rất khó có thể trở về thế giới tự nhiên một cách an toàn. Vậy nên, Bob đã đi khắp nới với tư cách là đại sự cho trung tâm phục hồi động vật và tổ chức bảo tồn động vật của Doest, được gọi là Fundashon Dier & Onderwijs Cariben (FDOC).

Anh họ của Doest, nhiếp ảnh gia Jasper Doest, đã chụp bức ảnh chú hồng hạc ngồi sau bánh lái này và nhận được đánh giá rất cao.

Kuhirwa tưởng niệm đứa con đã chết”

Thế giới tự nhiên kỳ diệu qua ống kính: Khoảnh khắc lạ thường tuyệt đẹp của cuộc sống hoang dã nổi bật nhất năm 2018 - Ảnh 8.

“Kuhirwa tưởng niệm đứa con đã chết”, Ricardo Núñez Montero – Tây Ban Nha.

Động vật cũng biết bày tỏ sự thương tiếc với những người thân đã chết của mình. Con khỉ đột này đang bế, âu yếm và chải chuốt xác chết của con mình.

Kuhirwa là một con khỉ đột núi, sống ở công viên quốc gia Bwindi bất khả xâm phạm của Uganda. Sau một vài tuần buồn bã, Kuhirwa đã dừng lại và bắt đầu… ăn hài cốt của khỉ con.

Bức ảnh này mô tả sự đau buồn của Kuhirwa, được chụp bởi nhiếp ảnh gia người Tây Ban Nha, Ricardo Núñez Montero, người đã giành chiến thắng hạng mục hành vi động vật có vú tại cuộc thi.

Ngoài loài khỉ đột, voi và cá heo cũng có nghi lễ để tang bằng cách vuốt ve xương của những con cùng loài đã chết và giữ xác chết nổi trên mặt nước.

“Tigerland”

Thế giới tự nhiên kỳ diệu qua ống kính: Khoảnh khắc lạ thường tuyệt đẹp của cuộc sống hoang dã nổi bật nhất năm 2018 - Ảnh 9.

“Tigerland”, Emmanuel Rondeau – Pháp.

Sau khi leo khoảng 701m rừng Bhutan, lắp 8 bẫy camera và chờ 23 ngày, nhiếp ảnh gia Emmanuel Rondeau cuối cùng cũng có được một bức ảnh cận cảnh của một con hổ.

Ở Bhutan, hổ đang sinh sôi trở lại. Chính phủ nước này đã thiết lập hành lang cho các loài động vật di chuyển từ công viên quốc gia này đến công viên quốc khác mà không gây nguy hiểm cũng như không gặp nguy hiểm.

Ước tính có hơn 100 con hổ đang sống trong tự nhiên ở Bhutan hiện nay. Hơn một thập kỷ trước, con số này giảm xuống còn chưa đến 1/3.

Theo Quỹ Động vật hoang dã Thế giới: “Bhutan là một trong 13 quốc gia còn sự tồn tại của loài hổ đã cam kết sẽ nhân đôi số lượng hổ hoang dã của thế giới vào năm 2020”.

“Giường của hải cẩu”

Thế giới tự nhiên kỳ diệu qua ống kính: Khoảnh khắc lạ thường tuyệt đẹp của cuộc sống hoang dã nổi bật nhất năm 2018 - Ảnh 10.

“Giường của hải cẩu”, Cristobal Serrano – Tây Ban Nha.

Nhiếp ảnh gia Cristobal Serrano đã sửu dụng một máy bay không người lái để theo dõi những con hải cẩu này tại một trong những điểm nghỉ ngơi yêu thích của chúng ở kênh Errara thuộc Nam Cực.

Hải cẩu giao phối, ăn uống và ngủ trên những tảng băng như thế này. Chúng ăn quá nhiều những loài nhuyễn thể (là những loài thân mềm, không xương) ẩn nấp dưới những tảng băng trôi khiến phân của chúng chuyển sang màu đỏ.

“Ống cú”

Thế giới tự nhiên kỳ diệu qua ống kính: Khoảnh khắc lạ thường tuyệt đẹp của cuộc sống hoang dã nổi bật nhất năm 2018 - Ảnh 11.

“Ống cú”, Arshdeep Singh – Ấn Độ.

Trẻ dưới 18 tuổi cũng đã chụp một số bức ảnh động vật hoang dã gây ấn tượng trong năm nay. Điển hình là Arshdeep Singh, một cậu bé bắt đầu chụp ảnh từ năm 6 tuổi và đã giành chiến thắng ở hạng mục trẻ dưới 10 tuổi cho một bức ảnh về một đôi cú.

Khi lái xe qua thành phố Kapurthala, Singh phát hiện hai con cú này trong một ống thải khi nhìn qua cửa sổ xe hơi. Cậu yêu cầu cha dừng xe lại, rồi quỳ trên ghế và chụp tấm ảnh này với chiếc máy ảnh kê trên tấm kính cửa xe.

Tấm ảnh của Singh là bằng chứng cho thấy những con chim đang chọn các địa điểm làm tổ ở đô thị nhiều hơn khi độ che phủ rừng giảm đáng kể. Singh hy vọng nhờ vào công việc nhiếp ảnh mà cậu có thể góp phần thúc đẩy sự bảo tồn và bảo vệ nhiều loại động vật hoang dã hơn.

“Từ trên cao”

Thế giới tự nhiên kỳ diệu qua ống kính: Khoảnh khắc lạ thường tuyệt đẹp của cuộc sống hoang dã nổi bật nhất năm 2018 - Ảnh 12.

“Từ trên cao”, Cameron McGeorge – New Zealand.

Cameron McGeorge, 17 tuổi, đã cùng cha chế tạo máy bay không người lái trong suốt năm năm, với hy vọng nhìn thấy những con cá voi từ trên cao như thế này.

Ảnh của McGeorge chụp được một con cá voi lưng gù mẹ cùng con con mới sinh và con đực đang bơi gần nhau ở Foa, Tonga.

Ba con cá voi này thuộc nhóm động vật đang bị cô lập và có nguy cơ tuyệt chủng cao, được gọi là “Bộ lạc Tonga”.

“Chú vịt mơ mộng”

Thế giới tự nhiên kỳ diệu qua ống kính: Khoảnh khắc lạ thường tuyệt đẹp của cuộc sống hoang dã nổi bật nhất năm 2018 - Ảnh 13.

“Chú vịt mơ mộng”, Carlos Perez Naval – Tây Ban Nha.

Carlos Perez Naval đã giành chiến thắng ở hạng mục từ 11 đến 14 tuổi với tấm hình một chú vịt đuôi dài đang buồn ngủ ở biển Barents của Na Uy.

Đây là một trong những khu vực sinh sống lớn nhất của cộng đồng chim biển trên thế giới.

Naval, cậu bé đam mê chụp ảnh từ khi mới 5 tuổi, đã trườn dài ra khỏi thuyền và tìm một nơi ẩn nấp kín đáo để có thể chụp được bức ảnh này.

“Báo đốm thẩn thơ”

Thế giới tự nhiên kỳ diệu qua ống kính: Khoảnh khắc lạ thường tuyệt đẹp của cuộc sống hoang dã nổi bật nhất năm 2018 - Ảnh 14.

“Báo đốm thẩn thơ”, Skye Meaker – Nam Phi, chiến thắng giải thưởng lớn Nhiếp ảnh gia động vật hoang dã trẻ tuổi năm 2018.

Người chiến thắng giải thưởng lớn hạng mục nhiếp ảnh gia hoang dã trẻ tuổi đã phát hiện ra một loài động vật cực kỳ khó theo đuổi để chụp ảnh: Báo đốm châu Phi.

Nhiếp ảnh gia người Nam Phi, Skype Meaker, cậu bé bắt đầu chụp ảnh từ những năm lên 7, đã dành hàng giờ để theo dõi những con báo thông qua Khu Bảo tồn trò chơi Mashatu của Botswana trước khi cậu chụp được bức ảnh này.

Mặc dù, báo đốm xuất hiện ở 35 quốc gia châu Phi, nhưng những tay thợ săn đêm này rất khó bị phát hiện.

Con báo cái này bị thương ở chân, vì thế mà hướng dẫn viên gọi nó là Mathoja hay “con báo đốm chân khập khiễng”.

theo Business Insider