Rau mùi là gia vị phổ biến ở Việt Nam với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Đây là những “bí mật” về chất tạo ra mùi thơm đặc biệt và nó được xem là có tác dụng như một vị thuốc.
Rau mùi có chứa những chất dinh dưỡng đặc biệt rất tốt cho não
Các chuyên gia sức khỏe tiết lộ trên Kênh Health/Ifeng rằng, người nào không biết tận dụng công dụng kỳ diệu của rau mùi tây thì thật tiếc cho não của bạn. Vậy, rau mùi tây có tác dụng như thế nào đối với sức khỏe của chúng ta?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe, nếu nấu rau mùi với nước thành một món đồ uống, không chỉ tốt cho sức khỏe tổng thể, mà còn đặc biệt tốt cho não của bạn với tác dụng “thần kỳ”.
Rau mùi là một loại rau phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Nó thường được sử dụng như một gia vị cho món canh, xào, súp hay chế biến chung với món khác mà ít khi được sử dụng riêng lẻ như một món ăn.
Rau mùi có mùi đặc trưng, nên nhiều người nếu đã quen thì rất thích ăn, nhưng nếu không quen thì cảm sẽ cảm thấy khó chịu. Điều này hoàn toàn dựa vào sở thích của bạn.
Một nghiên cứu tại Hoa Kỳ cho thấy, chất apigenin, một flavonoid tự nhiên trong rau mùi, có tác dụng kích hoạt sự hình thành tế bào não, tăng cường kết nối tế bào não và cải thiện chức năng não.
Apigenin là một flavonoid tự nhiên được tìm thấy trong các loại thực vật khác nhau như rau mùi, cần tây và ớt đỏ. Nó có một số lợi thế nhất định trong điều trị bổ trợ các bệnh thoái hóa thần kinh như bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson. May mắn thay, nếu bạn thích ăn rau mùi tây, thì đây là lựa chọn tuyệt vời để bạn chăm sóc não của mình.
Chất dinh dưỡng trong rau mùi có tác dụng giống như thuốc từ thiên nhiên
Rau mùi là một loại cây hai lá thuộc chi Umbellifera. Đây là một loại cây có mùi thơm đặc biệt và có thể ăn được. Vào thời Tây Hán, Trương Khiên đi sứ đến khu vực phía Tây (Trung Quốc), nhìn thấy rau mùi được trồng trên khắp đất nước và xuất hiện trong tất cả các mùa, từ đó rau mùi được ghi nhận là thực phẩm gia vị của người dân.
Rau mùi rất giàu chất dinh dưỡng và chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau như protein, vitamin, khoáng chất, chất béo, carotene, v.v … Trong số đó, vitamin C cao hơn các loại rau thông thường.
Một người trung bình có thể ăn 7-10 gram rau mùi tây mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu vitamin C của cơ thể. Rau mùi chứa nhiều carotene hơn 10 lần so với cà chua, đậu thận và dưa chuột.
Sử dụng rau mùi giống như những bài thuốc dân gian
Y học Trung Quốc nghiên cứu cho rằng rau mùi có vị cay, ấm, có tác dụng mạnh lên vùng dạ dày và khí, được sử dụng để cải thiện tình trạng bệnh cho những người có vấn đề về lá lách và dạ dày, chán ăn, buồn nôn và những triệu chứng tương tự.
Các chuyên gia nói rằng rau mùi là một món ăn chăm sóc sức khỏe cho lá lách đặc biệt tốt. Nó có thể tăng cường âm dương của tim và kích thích chức năng của lá lách.
Một số người bị cảm lạnh và viêm đường hô hấp, ảnh hưởng đến chức năng tim phổi, gây ra cảm giác tức ngực, hoặc hiện tượng tim đập nhanh, thức dậy trong khi ngủ rồi khó ngủ trở lại, thì bạn có thể loại bỏ những tình trạng đó bằng cách ăn rau mùi.
Nếu có những triệu chứng giống như di chứng của cảm lạnh gây ra, bạn cũng có thể ăn thịt bò và thịt dê với rau mùi tây, không chỉ giúp bạn loại bỏ chứng nghẹt thở do tắc mũi mà còn tăng cường tiêu hóa và tránh sự tích tụ thịt trong dạ dày.
Những người mắc chứng khó tiêu hóa, dễ bị lạnh và đau dạ dày do lạnh cũng rất thích hợp để ăn rau mùi thường xuyên.
Rau mùi có thể điều trị bệnh sởi
Trẻ em mắc bệnh sởi, cha mẹ thường rất lo lắng, nếu sợ dùng thuốc men có hại cho trẻ, thì rau mùi là vị cứu tinh của bạn.
Cách sử dụng:
Lau lửa sạch cơ thể, dùng rau mùi nấu thành nước rồi tắm vệ sinh cơ thể. Đây giống như bài thuốc có thể điều tiết hiệu quả sự tiết bã nhờn và đẩy nhanh sự lão hóa của keratin và melanin, từ đó có thể chữa lành các nốt nhiễm trùng, phát ban đỏ, làm cho “bay” các nôt sởi.
Nấu nước rau mùi tây có thể giúp hạ sốt
Rễ rau mùi có chức năng thúc đẩy lưu thông máu và có khả năng làm cho cơ thể ra mồ hôi và từ đó có thể giảm sốt.
Ngoài ra, do có tác dụng tốt đối với lá lách và dạ dày, trẻ em thường vì chức năng của lá lách và dạ dày yếu sẽ dẫn đến sốt lặp đi lặp lại, uống nước rau mùi có thể đạt được hiệu quả một công đôi việc, vừa hạ sốt, vừa tốt cho lá lách, dạ dày.
Cách sử dụng:
Dùng một ít rễ rau mùi hoặc cây rau mùi già, thêm nước (600-700ml) đun sôi già lửa cho đến khi nước trong nồi còn khoảng 1/3 so với ban đầu, loại bỏ rễ rau mùi ra, dùng nước đó để cho trẻ uống hai hoặc ba lần một ngày. Sau khi uống nước rau mùi, cơn sốt có thể thuyên giảm hoặc thậm chí giảm hẳn. Nếu lần sau con bị sốt, mẹ có thể thử cách này.
Rau mùi tây có nhiều lợi ích như vậy tại sao mọi người vẫn không thích?
Theo khảo sát, khoảng 15% người dân trên thế giới ghét rau mùi tây. Những người này có sai không? Không! Điều này có thể là do mùi vị của nó khiến người ta cảm giác không chịu được.
Các nhà khoa học ở Hoa Kỳ đã nghiên cứu DNA của 25.000 người. Họ phát hiện ra rằng những người ghét rau mùi có một gen đặc biệt gọi là “OR6A2” trên nhiễm sắc thể 11. Gen này nhạy cảm với các aldehyd trong rau mùi (nguồn gốc hương vị của rau mùi).
Nói chính xác, chất tạo ra mùi vị của rau mùi gây khó chịu cho nhóm người này, vì vậy mùi của rau mùi rất khó ngửi.
Những người không phù hợp với việc ăn rau mùi:
1. Người bị nóng bụng ăn nhiều có thể gây hôi miệng.
2. Người có rất nhiều mồ hôi, đặc biệt là những người mồ hôi nặng mùi, nếu bạn ăn quá nhiều, nó sẽ làm tăng mùi cơ thể của bạn.
3. Những người mắc chứng thiếu khí (khí hư), ăn nhiều càng tổn hại khí.
4. Bệnh nhân sau phẫu thuật, ăn quá nhiều có thể gây tăng sẹo.
5. Người bị dị ứng da hoặc mắc bệnh nghiêm trọng, ăn quá nhiều có thể dễ dàng dẫn đến triệu chứng bệnh tái phát, lặp đi lặp lại.
Điều đáng chú ý là nếu bạn ăn rau mùi tây, không nên tắm nắng nhiều, nếu không nó sẽ gây ra nhạy cảm ánh sáng, dễ bị viêm da do ánh sáng mặt trời, hoặc làm tối da, đen sạm.
*Theo Health/IF