Một số nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng sự gia tăng thất nghiệp, khối lượng công việc, cắt giảm nhân sự, giảm lương có liên quan mật thiết đến quá trình rối loạn tinh thần, lo lắng, trầm cảm, loạn dưỡng và tự tử. Không chỉ thiệt hại về sức khỏe tinh thần, những điều này còn tạo ra ảnh hưởng liên quan tới thể chất như là bệnh tim mạch và hô hấp.
Một nghiên cứu dựa trên dữ liệu của PubMed cùng tổng cộng 19 bài báo đã đưa ra nhận định: “Khủng hoảng kinh tế là yếu tố quan trọng gây ra stress, tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của người lao động”.
Hầu hết những nghiên cứu này đều cho rằng sự gia tăng thất nghiệp, khối lượng công việc, giảm nhân sự, giảm lương có liên quan mật thiết đến quá trình rối loạn tinh thần, lo lắng, trầm cảm, loạn dưỡng và tự tử.
Không chỉ thiệt hại về sức khỏe tinh thần, nghiên cứu cũng chỉ ra những ảnh hưởng liên quan tới thể chất như là bệnh tim mạch và hô hấp. Bên cạnh đó, khủng hoảng kinh tế dẫn đến lãnh đạo các nước phải đưa ra chỉ thị giảm chi tiêu công cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giảm ngân sách của bệnh viện công, dẫn đến nguồn cung y tế bị thiếu hụt.
Vào những năm 2007 – 2008, với sự phá sản của Lehmann Brothers Inc,… một cuộc khủng hoảng tài chính sâu sắc đã bắt đầu tại Mỹ. Nó nhanh chóng lan sang châu Âu và trên toàn thế giới, ảnh hưởng tới tất cả các nền kinh tế lớn.
Cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế, đã đạt đỉnh điểm vào năm 2009 và vẫn tiếp tục diễn ra ở nhiều quốc gia hiện nay, được coi là cuộc suy thoái nghiêm trọng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ (sau cuộc khủng hoảng đại suy thoái).
Cuộc khủng hoảng dẫn đến tăng trưởng thất nghiệp nhanh chóng, có thể thấy trước rằng nó sẽ kéo dài và mất rất nhiều thời gian để phục hồi. Do đó, sự thay đổi rõ ràng về kinh tế nghiễm nhiên đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống người dân lao động.
Khủng hoảng về kinh tế (đặc biệt là không công ăn việc làm) gây nên trầm cảm, và trải dài trong suốt giai đoạn gian khổ, thử thách gay go về kinh tế.
Khủng hoảng kinh tế kéo theo giảm thu nhập, mất việc làm với tương lai không chắc chắn, đồng thời cắt giảm quỹ dành cho các dịch vụ công (trong đó có quỹ dành cho lĩnh vực sức khỏe tâm thần).
Trong tình trạng thu nhập thấp, những cư dân có mức sống nghèo khổ đáng báo động trở thành đối tượng bị stress nhiều nhất. Cha mẹ bị ảnh hưởng bởi thiếu hụt về tài chính đã tác động rất lớn tới sức khỏe tâm thần trẻ em, có thể gây ra suy sụp phát triển khả năng nhận thức, cảm xúc và phát triển cơ thể của trẻ.
Mất việc làm, bần cùng hóa và đổ vỡ gia đình có khả năng tạo ra hoặc thúc đẩy các bệnh tâm thần, trong đó bao gồm trầm cảm, tự tử và nghiện rượu.
Theo nghiên cứu, tỷ lệ mất việc làm cứ 1% thì sẽ kèm theo gia tăng tự tử là 0,79% ở người dưới 65 tuổi, đặc biệt ở nam giới.
Nợ nần cũng được coi là một nguyên nhân dẫn đến tự tử. Nó gây nên tình trạng căng thẳng, hình thành rối loạn tâm thần với những người nhạy cảm, dẫn tới phản ứng trầm cảm, và từ đây có thể thúc đẩy hoặc gia tăng cảm giác tội lỗi tồn tại trước đó.
Các chứng cứ từ Hongkong, Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á khác cho thấy những mất mát về tài chính liên quan đến khủng hoảng kinh tế, đặc biệt là mất việc có mối quan hệ mật thiết dẫn tới tình trạng tự tử của người dân. Tương tự, ở Trung Quốc, thay đổi xã hội gây ra những tổn thất lớn, hậu quả là người dân bị trầm cảm và quyết định tự kết liễu cuộc đời mình.
Một nghiên cứu khác cho thấy ngân sách các bệnh viện công của Hy Lạp trong khủng hoảng bị cắt 40%, tỷ lệ giết người, trộm cắp tăng gấp đôi trong năm 2007 – 2009, tỷ lệ tự tử tăng đáng kể, tỷ lệ nghiện ma túy tăng 10 lần trong số những người sử dụng heroin năm 2009 – 2010.
Bên cạnh đó, ảnh hưởng từ khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu buộc doanh nghiệp phải thu hẹp hoạt động kinh doanh nhằm đảm bảo tính cạnh trạnh. Điều này dẫn đến tăng cường tái cơ cấu, tinh giản biên chế, sáp nhập, sử dụng biện pháp thuê ngoài và thầu phụ, công việc bấp bênh, nguy cơ sa thải hàng loạt cao, thất nghiệp, nghèo đói và bị tách biệt khỏi xã hội.
Với những con số và dẫn chứng kể trên, chắc chắn một điều cuộc khủng hoảng tài chính kể từ năm 2007 – 2009 đã gây ra một bước ngoặt lớn và tác động tiêu cực tới đời sống cá nhân người dân nói riêng và toàn xã hội nói chung.
Chúng ta thường được nghe rằng, con người đang ngày càng trở nên căng thẳng, lo âu và sợ hãi. Với nhịp độ của công việc bị chi phối bởi các phương tiện liên lạc ở khắp mọi lúc, mọi nơi và cạnh tranh toàn cầu gắt gao, ranh giới giữa công việc và cuộc sống riêng tư trở nên khó nhận ra. Sự cân bằng giữa hai vấn đề này lại càng khó để có thể đạt được.
Stress, trầm cảm nên được quan tâm như một vấn đề nghiêm trọng quy mô trên toàn cầu, giống như cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Bởi tiền tài, vật chất thì có thể phục hồi, tuy nhiên sức khỏe và tinh thần con người để tạo ra nó thì không giống vậy. Đó là một hành trình đầy khó khăn, gian khổ, trường kỳ và bất tận.