Binh sĩ quân đội Singapore.
Người Singapore hiện tại khá tự tin với khả năng quân sự của chính mình trong một cuộc chiến giả định với Malaysia, nhưng sự thật là họ đang “ảo tưởng”.
Ngày 26/11/2018, tờ Coconuts Singapore xuất bản bài viết “Câu hỏi về sức mạnh của lực lượng vũ trang Singapore so với Malaysia – The question of the Singapore Armed Forces’ strength over the Malaysian military gets debated”.
Nhằm cung cấp tới độc giả góc nhìn của người Singapore đối với lực lượng quân sự của chính mình trong một cuộc xung đột giả định với Malaysia, chúng tôi xin trân trọng lược dịch bài viết.
Nếu Malaysia và Singapore đối đầu, ai sẽ chiến thắng?
Singapore và Malaysia từ nhiều năm nay đã có bất đồng lớn về vấn đề nguồn nước và giá nước ngọt cung cấp cho đảo quốc Đông Nam Á này.
Tuy cuộc tranh cãi đang diễn ra nhiều khả năng sẽ được hai bên giải quyết bằng biện pháp đàm phán nhưng một kịch bản lan truyền trên mạng xã hội Quora về khả năng đối đầu quân sự giữa hai nước đã được người dân Singapore đặc biệt quan tâm.
Câu trả lời (được nhiều người dân đảo quốc này ủng hộ nhất) là Singapore sẽ chiến thắng trong cuộc chiến giả định này.
Binh sĩ Singapore.
Đây là nhận xét của người dùng Bill Chen trong một câu trả lời được bình chọn cao nhất cho câu hỏi được đăng trên Quora (mạng xã hội nơi mọi người có thể đặt câu hỏi và những người khác trả lời và tranh luận).
Người Singapore nói trên đưa ra kết luận “dựa trên logic”, trong đó tập trung vào hiệu quả của toàn hệ thống quân sự bao gồm khả năng sẵn sàng đáp ứng quân sự, chất lượng vũ khí trang bị và khả năng huấn luyện binh sĩ. Bill Chen viết:
“Chúng tôi “đè bẹp” người Malaysia trong hầu hết các số liệu, bao gồm quy mô và khả năng đào tạo lực lượng có thể tái động viên cũng như số lượng và chất lượng của trang thiết bị quân sự.
Trong nửa thế kỷ qua, Singapore đã chi tiêu lớn cho quốc phòng so với Malaysia, cùng với sự tăng trưởng kinh tế đột phá và dân số Singapore nhỏ hơn nhiều.
Trích dẫn một số nguồn dữ liệu cho thấy ngân sách dành cho quân sự của Singapore gần gấp đôi Malaysia trong năm 2018, mặc dù có sự chênh lệch lớn về kích thước quân đội”.
Bộ Quốc phòng Singapore (MINDEF) tuyên bố ngày 18/1 sẽ mua một “số lượng nhỏ” F-35 để đánh giá đầy đủ sau khi xác định F-35 là máy bay thay thế phù hợp nhất cho F-16.
Nhưng vẫn có những người Singapore “lý trí” hơn và “biết người biết ta”
Dù có thể quan điểm của Bill Chen có một phần chính xác, nhưng một người Singapore khác có tên Colin Chua phản bác rằng chúng ta (người Singapore) không nên đánh giá thấp Malaysia, bất chấp sự vượt trội về mặt lý thuyết của khả năng hậu cần và hiệu quả tổ chức quân sự.
Colin Chua chỉ ra rằng lực lượng quân sự của Malaysia có kỹ năng hơn trong chiến thuật chiến tranh rừng núi, sẽ cố thủ và gây thiệt hại nặng dựa vào điều kiện rừng núi tự nhiên nhiệt đới, có lãnh thổ lớn hơn và nhiều căn cứ không quân hơn.
Colin Chua viết:
“Tôi không cố gắng thử nghiệm năng lực quân sự của Singapore ở đây (trong cuộc chiến giả định với Malaysia). Mặc dù tôi đã từng phục vụ trong quân đội Singapore và tự hào về điều đó.
Tuy nhiên, khi đánh giá sức mạnh quân sự tổng thể, chúng ta cần phải loại bỏ sự “ỉ lại” vào các trang thiết bị quân sự, ưu thế về công nghệ, quy mô ngân sách hay sức mạnh chiến đấu”.
Binh sĩ Malaysia.
Singapore nên “nhìn xuống chân” để biết của mình ở đâu trong ASEAN
Tờ Global Fire Power đã đưa ra một đánh giá vị trí của các quốc gia ASEAN năm 2019 với các tính toán chỉ số sức mạnh tổng thể, đối chiếu theo thứ tự trên 137 quốc gia và vùng lãnh thổ như sau:
Indonesia (16) – Việt Nam (23) – Thái Lan (26) – Myanmar (37) – Malaysia (41) – Singapore (59) – Philippines (64) – Cambodia (107) – Lào (127).
Các con số trên được đưa ra theo các tính toán khách quan dựa trên 55 chỉ số liên quan tới khả năng quân sự.
Đáng chú ý là nhiều yếu tố “thay đổi cuộc chơi” cũng được tính đến để cho phép các quốc gia nhỏ bé nhưng phát triển về công nghệ có thể cạnh tranh với quốc gia lớn hơn nhưng lại kém phát triển.
Tuy người Singapore khá tự tin khi đánh giá chính mình trong cuộc chiến với Malaysia, nhưng thực tế khoảng cách giữa hai nước là quá lớn và khó có thể bù đắp được về mặt công nghệ.
Chính phủ Singapore đang đầu tư nhiều tiền hơn vào quân đội (3,2% GDP năm 2017) so với các nước láng giềng trong khu vực. Đây không phải là việc ngẫu nhiên, đảo quốc này có diện tích rất nhỏ và dễ bị tổn thương trước các thế lực quân sự bên ngoài.
Singapore đang sử dụng một học thuyết quân sự có tư duy khá tiến bộ, phụ thuộc vào đội ngũ binh sĩ được đào tạo chuyên nghiệp, nghiên cứu sâu về kỹ-chiến thuật từ các chiến lệ và phát triển song song cả lực lượng chính quy và dự bị.
Nhưng nếu Singarope phải đối đầu với một cuộc chiến mà 1 triệu binh lính (khả năng tối đa mà Singapore có thể huy động) được cho là không đủ, Singapore chỉ có một cách duy nhất là cầu viện sự giúp đỡ của lực lượng Hoa Kỳ.
Với người Mỹ ở thời điểm hiện tại, họ đang bận rộn với cuộc “Thương chiến” với Trung Quốc hơn là phải hi sinh đến quyền lợi của một đảo quốc nhỏ bé tại Đông Nam Á.
Và cái giá phải trả để đổi lấy sự bảo vệ của người Mỹ của Singapore chắc chắn sẽ lớn hơn số tiền mà Hàn Quốc đã phải trả (1 tỷ USD/năm).
Trong Thế chiến thứ 2 2, với 36.000 quân từ bán đảo Đông Dương và Malaysia, Nhật Bản đã đánh quỵ lực lượng Anh-Úc phòng thủ Singapore (85.000 quân) trong chiến dịch chỉ diễn ra 7 ngày vào năm 1942.