Tỏi, hành, gừng đều là gia vị có trong căn bếp của gia đình Việt nhưng dùng thế nào để chúng phát huy tác dụng tốt, không ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ thì không phải ai cũng biết.
1. Tỏi
Cách sử dụng tỏi đúng cách, muốn tăng cường tác dụng nên nhai, nghiền nát, ăn sống tốt hơn nấu chín.
Theo lý giải của Ths Lưu Liên Hương, Viện y học ứng dụng Việt Nam các hoạt chất có trong tỏi sẽ không còn bền vững khi gia công qua nhiệt. Nhiều người ngâm rượu với tỏi để chữa bệnh nhưng do tính kém bền vững của hoạt chất trong tỏi nên tác dụng chữa bệnh của rượu tỏi không cao.
Một số cách dùng tỏi sai phổ biến của người Việt được Ths Lưu Liên Hương chỉ ra dưới đây:
Nấu chín tỏi: Tỏi khi đun chín các hoạt tính của tỏi là allicin sẽ bị phá huỷ, khi đó tỏi chỉ còn mùi mà không còn tác dụng tốt cho sức khoẻ.
Chất Allicin là một trong những hợp chất có chứa lưu huỳnh được tìm thấy trong tỏi giúp hạ lipid máu, chống đông máu, chống tăng huyết áp, chống ung thư, chống oxy hóa và tác dụng chống vi khuẩn.
Nén tỏi thành viên: Một số người hiện nay tìm mua các sản phẩm viêm nén tỏi để hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên cách ăn tỏi này không thực sự hiệu quả. Không có loại thuốc viên, bột hoặc dạng tỏi khô nào có thể sánh được với việc ăn tỏi tự nhiên.
Tỏi già và để lâu: Tỏi già hoặc để để quá lâu sẽ không có tác dụng bằng tỏi mới. Tỏi tươi thường có một lá xanh bên trong sẽ phát huy được tối đa tác dụng hơn tỏi già. Lưu ý đừng chọn tỏi quá non vì sẽ không đạt được hiệu quả cao.
Ăn tỏi khi đói bụng: Một số nghiên cứu cho thấy việc ăn quá nhiều tỏi sống đặc biệt là khi bụng đói có thể gây buồn nôn, đầy hơi và ảnh hưởng tới đường ruột.
2. Gừng
Đập dập gừng sẽ sinh ra chất không tốt cho gan, ảnh minh hoạ
Cách dùng đúng, củ gừng tươi cả vỏ rửa sạch khía từng lát mỏng. Khi cần lấy ra một, hai lát ngâm, nhậm nhi nuốt nước có thể nuốt cả cái (cách này tốt nhất).
“Cách dùng gừng sai: ăn gừng bị dập do gừng tươi đã bị dập dễ sinh ra một loại safrol. Chất này có thể làm biến tính và gây hại cho gan”, Ths. Liên Hương nói.
Không nên ăn quá nhiều gừng trong một thời gian dài vì gừng là gia vị sinh nhiệt ăn nhiều có thể gây khô miệng, khát nước, phát nhiệt trong người.
Người thường xuyên mất ngủ, khô cổ họng, táo bón hoặc bị áp xe phổi, bệnh lao, loét dạ dày, viêm túi mật, tiểu đường, đang mọc mụn, mắc các bệnh về gan, bệnh trĩ đều không nên ăn gừng.
2. Hành
Ths Lưu Liên Hương cho biết, hành lá là gia không thể thiếu trong căn bếp của người Việt tuy nhiên cần phải lưu ý không nên kết hợp hành lá với một số món ăn như: đậu phụ, mật ong.
Trong hành lá có Axit oxalic sẽ chuyển hóa thành canxi oxalate khi chúng ta chế biến chung với đậu phụ, quá trình này cản trở cơ thể hấp thụ canxi. Hành lá cũng không nên cho vào các thực phẩm giàu canxi sẽ làm giảm hàm lượng dinh dưỡng của loại thực phẩm đó.
Hành lá cũng không nên kết hợp với mật ong vì theo quan niệm Đông y mật ong có tác dụng thanh nhiệt; trong hành chứa nhiều chất, gặp axit hữu cơ và enzyme trong mật ong, sẽ sinh ra phản ứng hóa học, sinh ra chất có độc và kích thích đường tiêu hóa, gây trướng bụng, tiêu chảy.