Phó Thủ tướng lưu ý một số điểm trong thực hiện chỉ đạo về phòng, chống dịch COVID-19

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ – Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 5553/VPCP-KGVX ngày12/8/2021 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ – Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 về một số điểm chú ý trong thực hiện chỉ đạo về phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Văn bản nêu rõ: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế đã có nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác phòng chống dịch nói chung và việc mua sắm vật tư thiết bị, nghiên cứu, nhập khẩu, sản xuất, phân bổ thuốc, vaccine và tổ chức tiêm vaccine nói riêng. Thời gian qua, các bộ, ngành và địa phương đã nỗ lực cao trong thực hiện các chỉ đạo, hướng dẫn.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc tổ chức thực hiện ở một số nơi, một số thời điểm còn chưa thật triệt để, nghiêm túc, hiệu quả. Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn vẫn còn không ít nội dung chưa được kịp thời bổ sung, cập nhật phù hợp với diễn biến tình hình. Phó Thủ tướng Chính phủ – Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 có ý kiến chỉ đạo như sau:

Giao Bộ Y tế,  thứ nhất khẩn trương rà soát các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn để cập nhật kịp thời, phù hợp với diễn biến của tình hình. Cần phân biệt rõ các nội dung “cứng” yêu cầu các địa phương phải tuyệt đối tuân thủ và các nội dung “linh hoạt” để các địa phương căn cứ tình hình thực tiễn phát huy tính chủ động, sáng tạo và thực hiện phù hợp, hiệu quả nhất. Trong đó đặc biệt lưu ý:

Các quy định, hướng dẫn về xét nghiệm để tránh tình trạng lạm dụng xét nghiệm, xét nghiệm thiếu trọng tâm, trọng điểm, vừa tốn kém vừa không kiểm soát được dịch bệnh.

Các quy định về chăm sóc, điều trị người nhiễm bệnh và những người nghi nhiễm đang cách ly nhằm giảm tỷ lệ người nhiễm, người nhiễm bệnh có triệu chứng, người bệnh tăng nặng… ở tất cả các tầng, các lớp chăm sóc, điều trị. Các cơ sở điều trị (kể cả bệnh viện dã chiến) phải bảo đảm các điều kiện về môi trường, ô-xy y tế, thuốc, trang thiết bị, vật tư và nhân lực y tế.

Tiêm vắc xin nhằm đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 trong cộng đồng. Ảnh: Internet

Tiêm vắc xin nhằm đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 trong cộng đồng. Ảnh: Internet

Thứ hai, căn cứ tình hình dịch bệnh và kịch bản ứng phó với dịch, hướng dẫn các địa phương xây dựng các kịch bản; kịp thời công bố, cập nhật danh mục vật tư, trang thiết bị, hóa chất, thuốc thiết yếu phục vụ phòng, chống dịch để các địa phương chủ động mua sắm theo phương châm “4 tại chỗ”; khẩn trương tổ chức mua sắm một số trang thiết bị, vật tư y tế thiết yếu, sẵn sàng chi viện, hỗ trợ cho các địa phương nếu tình hình dịch vượt quá kịch bản đã chuẩn bị.

Thứ ba, căn cứ diễn biến dịch bệnh, khả năng cung ứng vaccine từ tất cả các nguồn, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện mua, nhập khẩu cho từng năm.

Đối với các thỏa thuận nhập khẩu đã ký, cần tập trung thúc đẩy đối tác giaovaccine sớm nhất có thể (nhất là trong quý III năm 2021), hạn chế tối đa việc vaccine về quá muộn và dồn dập trong cùng một thời điểm, để quá hạn lãng phí. Chỉ đạo tổ chức kiểm định vaccine đúng quy định, kịp thời; hướng dẫn,hỗ trợ thủ tục các tổ chức, doanh nghiệp mua hoặc nhận vaccine tài trợ.

Thực hiện phân bổ theo đúng chỉ đạo, chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; tổ chức tiêm kịp thời, an toàn, không để tình trạng có vaccinemà không tiêm kịp thời dẫn tới lãng phí. Trong giai đoạn trước mắt khi lượng vaccine còn ít hơn nhu cầu, việc phân bổ vaccine cần tập trung cho các địa bàn, nhóm đối tượng cần bảo vệ cấp bách để hiệu quả sử dụng cao nhất.

Việc phân bổ từng loại vaccine ngoài yếu tố chuyên môn (như mũi 1 và các mũi tiếp theo có tiêm các loại khác nhau không) cần chú ý tạo thuận lợi cho các địa phươngtrong công tác tổ chức tiêm. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức tiêm bảo đảm an toàn, thuận lợi cho người dân, tuyệt đối không được để tập trung đông người, vi phạm quy định về thực hiện giãn cách khi tiêm vaccine cũng như khi xét nghiệm; không để lây lan dịch bệnh trong quá trình tiêm, xétnghiệm.

Tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị nghiên cứu, thử nghiệm, chuẩn bị sản xuất vaccine, thuốc điều trị COVID-19; thực hiện việc cấp phép có điều kiện đối với vaccine, thuốc điều trị sản xuất trong nước theo đúng chỉ đạo của Chính phủ.

Giao Bộ Thông tin và Truyền thông, thứ nhất chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế khẩn trương hoàn thiện các phần mềm, công cụ công nghệ thông tin phục vụ công tác phòng, chống dịch; đặc biệt là các phần mềm, công cụ phục vụ xét nghiệm, tiêm vaccine. Trường hợp phần mềm, công cụ chưa hoàn thiện hoặc sử dụng chưa thuận lợi, cần tạo điều kiện để các ngành, địa phương sử dụng các phần mềm, công cụ phù hợp (để ngay trước mắt các nhiệm vụ, công việc không bị ngưng trệ) và thực hiện các công việc cần thiết để tích hợp, liên kết thống nhất.

Thứ 2, tăng cường công tác thông tin, truyền thông đảm bảo công khai minhbạch tạo đồng thuận, quyết tâm phòng, chống dịch trong toàn xã hội.

Giao Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bám sát các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng,chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế, phát huy cao độ tính chủ động, sáng tạo đểchuẩn bị sẵn sàng các kịch bản theo phương châm “4 tại chỗ”. Căn cứ quy địnhtại Quyết định số 2686/QĐ-BCĐQG ngày 31 tháng 5 năm 2021 của Ban Chỉđạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, chủ động áp dụng các biện phápbảo đảm đúng tinh thần có thể cao hơn, sớm hơn nhưng không được thấp hơn,chậm hơn; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, xử lý nghiêm các vi phạm quy địnhphòng, chống dịch…

 

Theo N. Trường (Pháp luật Plus, Báo Pháp Luật Việt Nam)

https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/pho-thu-tuong-luu-y-mot-so-diem-trongthuc-hien-chi-dao-vephong-chong-dichcovid-19-d163305.html