Sau tiến sĩ Lê Thẩm Dương, đạo diễn Lê Hoàng lại tranh cãi với Trác Thúy Miêu trên truyền hình.
Tối qua (15/2), tập 16 chương trình Lời chưa nói đã lên sóng, với nhiều tình tiết xúc động và hấp dẫn.
Để thực hiện chương trình tuần này, MC Trác Thúy Miêu đã có thời gian dài sống và làm việc cùng các nghệ sĩ cải lương, để dẫn họ quay trở lại sân khấu. Cô tỏ ra tự hào và khẳng định cải lương vẫn bán được vé.
Tuy nhiên, đạo diễn Lê Hoàng lại cho rằng, diễn cải lương như kiểu của Trác Thúy Miêu (tức cải lương kiểu truyền thống) thì không bao giờ bán được vé. Từ đây, họ đã nổ ra tranh cãi với nhau.
Đạo diễn Lê Hoàng: “Nếu cải lương mà có Sơn Tùng cãi nhau với Hồ Ngọc Hà thì khán giả mới xem”
Tôi rất khâm phục lòng yêu cải lương, yêu truyền thống của chị Trác Thúy Miêu. Nhưng cảm xúc của chị là bộc phát, không tính toán. Tôi rất cảm kích, nhưng cần phải soi xét mọi thứ bằng lí trí.
Đạo diễn Lê Hoàng cười khinh thị khi Trác Thúy Miêu đang xúc động chia sẻ
Với những vở cải lương của chị mà tôi đang xem, không cách nào bán được vé, có được khán giả. Nếu có bán cũng chẳng bán được lâu dài. Tôi không tin nổi những khán giả trên dưới 20 tuổi sẽ mua vé đi xem cải lương.
Nghệ thuật truyền thống phải có sự bảo tồn, nhưng bên cạnh đó, nó cần phải có sự phát triển nữa. Không có nền nghệ thuật nào lại không có sự bảo tồn và phát triển.
Sự phát triển của nghệ thuật là nó phải nói lên thời đại mà nó phục vụ. Xem những vở cải lương hiện nay, tôi không thấy hơi thở của hôm nay. Tôi không thấy hôm nay có gì hiện hữu trong đó.
Cải lương có một đặc trưng là nó rất hoài niệm, có gì đó than khóc, sướt mướt. Tôi không cho như thế là xấu, nhưng ngày hôm nay còn rất nhiều thứ đang phải tranh đấu, suy nghĩ mà lại không thấy trong cải lương.
Đạo diễn Lê Hoàng tỏ ý không thèm nghe và quay đi
Việc lấy hình ảnh Trung Quốc như Lã Bố, Điêu Thuyền, Quan Công trong cải lương Việt không phải là xấu, nhưng nó không phải vấn đề hôm nay. Nếu cải lương mà có Sơn Tùng cãi nhau với Hồ Ngọc Hà thì khán giả mới xem. Diễn cải lương như bây giờ không ai thèm xem.
Tôi đã từng sang Nhật Bản xem kịch nô của họ. Tôi thấy họ cũng diễn nguyên ngày xưa. Cái cây mấy nghìn năm họ vẫn diễn nguyên như thế. Nhưng muốn làm được như họ thì phải tài trợ cho nghệ sĩ.
Nghệ sĩ lúc này chỉ biểu diễn cho học giả, khách nước ngoài xem thôi thì phải có tiền tài trợ để họ sống được. Chứ bây giờ bắt nghệ sĩ giữ nguyên ngày xưa mà lại phải bán vé là họ chết ngay.
Bi kịch của nghệ sĩ cải lương là dù lòng họ rất cao, nhưng khán giả lại không chấp nhận. Muốn khán giả chấp nhận thì thời đại phải có trong đó. Tính thời đại ở cải lương Việt Nam hiện nay rất yếu.
Trác Thúy Miêu: “Tôi sẽ nói những điều mà tôi phải bảo vệ bằng máu và mạng sống của mình”
Anh Lê Hoàng à, cải lương bán được vé. Anh không tin thì anh hỏi các diễn viên trong đoàn của tôi đi. Anh đừng phủ nhận sự tồn tại của chúng tôi. Chúng tôi đã tồn tại, đã bán được vé. Tôi tin rằng, ngoài kia vẫn còn khán giả.
Bản thân tôi từng làm rất nhiều nghề. Tôi từng làm huấn luyện viên thể thao, từng có đội tuyển của riêng mình.Tôi từng được làm cô giáo, từng thiết kế áo dài nhưng lại bỏ nó để đi.
Trác Thúy Miêu bật khóc
Cứ mỗi lần bỏ một nghề, tôi lại tự cho rằng mình đã phiêu lưu đủ rồi, cần đóng một chương lại để mở chương khác trong cuộc đời mình. Tôi không biết khi nào sẽ đóng lại chương đời này, để lại tía má, các em tôi trong đoàn cải lương.
Tôi không trả lời được câu hỏi của tương lai. Tôi chỉ biết, khi là một người MC, tôi sẽ nói những điều mà tôi phải bảo vệ bằng máu và mạng sống của mình.
Trác Thúy Miêu gay gắt bảo vệ quan điểm của mình trước Lê Hoàng
Khi tôi yêu thương cái gì, tôi sẽ yêu thương như thể ngày mai chia tay. Tình yêu đó, tôi dành trọn cho những người từng làm việc với tôi, cho nghề nghiệp của chúng ta.
Là một người dẫn chương trình, mỗi lời nói ra đều là phẩm hạnh của chúng tôi. Nếu ngày mai tôi ra đi, tôi dám nói rằng mình đã sống một cuộc đời sáng giá.