Bệnh ung thư dạ dày trước đây thường xảy ra ở lứa tuổi trung niên trở lên, nhưng hiện nay đã xảy ra ở thanh niên và trẻ nhỏ. Đây là lời khuyên quan trọng bạn nên biết sớm.
Bài viết này của tiến sĩ Mai Chí Kiên, đăng trên kênh Sức khỏe (TQ) cảnh báo về những nhóm người dễ bị mắc ung thư dạ dày và lời khuyên để chúng ta có thể phòng ngừa tốt hơn.
Trong số các bệnh ung thư phổ biến nhất ở Trung Quốc, ung thư dạ dày đứng thứ hai và số ca ung thư dạ dày ở Trung Quốc vẫn đặc biệt cao, chiếm 40% trên toàn thế giới.
Mặc dù tỷ lệ mắc ung thư dạ dày thường xảy ra ở nhóm người từ 50 đến 80 tuổi, nhưng số bệnh nhân ung thư dạ dày trẻ từ 19 đến 35 tuổi trong 5 năm qua đã tăng gấp đôi so với 30 năm trước. Do đó, điều quan trọng là phải chú ý đến cad giải pháp phòng ngừa ung thư dạ dày.
Vậy, những người mắc bệnh ung thư dạ dày có điểm gì chung? Sau đây là những nhóm người dễ bị mắc ung thư dạ dày nhất, mỗi người đều nên quan sát cơ thể và chú ý cẩn thận.
3 nhóm người dễ bị ung thư dạ dày nhất
1. Người bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP)
Sự xuất hiện của ung thư dạ dày có liên quan trực tiếp đến vi khuẩn Helicobacter pylori, nhưng gần 55% người dân có khả năng bị nhiễm vi khuẩn này.
Nếu bạn thực sự là người đã được kiểm tra Helicobacter pylori và biết rằng chúng đang tồn tại trong cơ thể, cũng đừng quá lo lắng, vì bệnh có thể được điều trị.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn thực hiện các biện pháp phòng ngừa và cách điều trị chuẩn xác nhất thì bạn nên đi bệnh viện khám và làm theo lời khuyên của bác sĩ. Đừng vì lo lắng sợ hãi mà bỏ qua việc điều trị trong thời điểm sớm nhất có thể.
2, Người thường coi nhẹ và bỏ qua các vấn đề dạ dày
Nếu bạn bị bệnh dạ dày nhưng không chú ý đến nó, thì trong tương lai không xa, bạn sẽ có nguy cơ viêm dạ dày mãn tính và loét dạ dày nghiêm trọng có thể phát triển thành ung thư dạ dày.
Ví dụ, mặc dù loét dạ dày phát triển thành ung thư dạ dày chỉ có tỉ lệ ít hơn 1%, nhưng một khi vùng loét dạ dày có khả năng trở thành ung thư, tỷ lệ này không có ý nghĩa đối với cá nhân. Bạn phải chủ động điều trị dạ dày và kiểm tra thể chất thường xuyên.
3, Người thường ăn thức ăn ngâm tẩm hoặc chế biến, thiếu lành mạnh
Nếu bạn thường xuyên ăn đồ chua như dưa chua, thịt xông khói, cá muối, những thực phẩm chứa nhiều muối sẽ làm tăng áp suất thẩm thấu của các chất chứa trong dạ dày, làm tổn thương trực tiếp niêm mạc dạ dày và làm cho nó bị phá vỡ sự an toàn của các lớp màng bảo vệ.
Các chất gây ung thư như nitrit và các hợp chất hydrocarbon thơm đa vòng có thể có trong thực phẩm chế biến cũng có thể gây ung thư trong dạ dày.
Làm thế nào để ngăn ngừa ung thư dạ dày?
1. Duy trì thói quen sống tốt
Mặc dù bạn có thể đã nghe lời đề nghị này từ chuyên gia rất nhiều lần, nhưng nó hầu như luôn được áp dụng cho bất kỳ bệnh nào, vì vậy bạn cần phải được tham khảo lặp đi lặp lại để ghi nhớ một cách rõ ràng:
Ăn trái cây và rau quả tươi, chế độ ăn ít muối, ăn ít đồ ăn muối như dưa chua, thực phẩm hun khói, bỏ thuốc lá và rượu, kiên trì tập thể dục thường xuyên hàng ngày và kiểm soát cân nặng.
2. Kiểm soát vi khuẩn Helicobacter pylori
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori có liên quan mật thiết đến ung thư dạ dày và những người có yếu tố nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày (như viêm dạ dày teo, biến chất đường ruột, loạn sản và tiền sử gia đình mắc ung thư dạ dày) nên được kiểm tra bệnh Helicobacter pylori xem có hay không.
Nếu bạn có kết quả là dương tính với loại vi khuẩn này, cách tốt nhất là chú ý điều trị tiệt trừ bằng thuốc là điều cần thiết.
Những người bị loét dạ dày và tá tràng tái phát cần điều trị lâu dài bằng thuốc kháng axit cũng nên kiểm tra Helicobacter pylori. Nếu phát hiện dương tính, nên điều trị tương tự.
3. Khám sức khỏe định kỳ để điều trị các tổn thương tiền ung thư
Nếu kiểm tra thể chất thường xuyên cho thấy các triệu chứng sớm của các vấn đề dạ dày, nên kiểm tra và điều trị thêm theo kiểu chuyên sâu.
Đối với các bệnh tiền ung thư như viêm dạ dày teo, polyp dạ dày, loét dạ dày và phần dạ dày còn được giữ lại sau phẫu thuật, đặc biệt là những người mắc bệnh đường ruột, tân sinh trong ruột (nghĩa là loạn sản), cần phải chuẩn hóa điều trị thường xuyên.
Đừng để một vấn đề nhỏ lâu ngày không xử lý cho đến khi chúng phát triển thành một vấn đề lớn.
*Theo Health/TT