Nếu bạn nghĩ Toán bậc Tiểu học đơn giản chỉ có cộng trừ nhân chia dễ như ăn kẹo thì bạn đã lầm. Nhiều trường hợp đã chứng minh rằng những bài tập môn toán sơ cấp cũng có thể khiến người lớn đau đầu đi tìm lời giải.
Toán học với những con số phức tạp vẫn luôn là nỗi sợ của nhiều học sinh, sinh viên. Cứ tưởng rằng chỉ toán cao cấp mới khiến người ta hoa mắt chóng mặt, nhưng nhiều khi những bài toán đơn giản của học sinh tiểu học cũng làm người lớn đau đầu tranh cãi.
Bài toán lớp 1: Đếm hình vuông
Bài toán tìm số hình vuông khiến nhiều người hoang mang
Trong bức ảnh, học sinh chọn đáp án là 3 hình vuông. Tuy vậy, khi chấm bài, giáo viên đã gạch lựa chọn này và cung cấp đáp án đúng là 4 hình vuông. Rất nhiều người cho rằng đáp án 3 hình vuông do học sinh chọn thực chất là đáp án đúng, không hiểu vì sao cô giáo lại gạch đi.
Bên cạnh đó, một số người khác lại giải thích rằng vì là bài toán lớp 1 nên giáo viên chỉ cho nhìn bằng mắt và nhận dạng có mấy hình nên trẻ chỉ biết cứ 4 cạnh bằng nhau mới là hình vuông.
“Hình vuông có tính chất của hình chữ nhật và hình thoi. Vậy ai bảo 3 hình thì đọc kỹ lại tính chất của hình vuông này đi, chứ đừng nghĩ cứ có 4 cạnh 4 góc bằng nhau mới là hình vuông. Cô giáo đúng rồi” – một cư dân mạng bình luận.
Bài toán lớp 2: Cây gậy có mấy đầu?
2 cây gậy có 4 đầu là lẽ đương nhiên rồi. Nhưng 1/2 cây gậy thì có bao nhiêu đầu? Khó nhỉ! Nhưng vận dụng suy nghĩ một chút thì 1/2 cây gậy thì nó vẫn là một cây gậy, cho dù nó được cưa đôi hay xẻ dọc thì vẫn có 2 đầu như một cây gậy bình thường.
Đọc qua thì hẳn nhiều người sẽ cho rằng toán lớp 2 thì có gì khó khăn mà phải đau đầu tranh luận, thế nhưng khi nhìn vào đề thi thì hẳn họ sẽ phải suy nghĩ lại và không ngừng đắn đo. Nhiều bình luận để lại rằng không hiểu 1/2 chiếc gậy là như thế nào. 1 gậy có 2 đầu thì 1/2 chiếc gậy theo logic sẽ chỉ có 1 đầu thôi chứ?
Bài toán “Cưa gỗ”
Bài toán như sau: “Hai bác thợ cưa một cây gỗ dài 7m thành những đoạn dài 1m. Cứ 12 phút thì cưa xong một đoạn. Hỏi cưa cả cây gỗ đó hết bao lâu?”
Học sinh đã đưa ra đáp án là cưa cả cây gỗ hết 72 phút với phép tính “12 phút x 6 đoạn.
Tuy nhiên, bài giải này đã bị giáo viên gạch sai. Theo giáo viên này, cây gỗ phải cưa thành 7 lần để được 7 đoạn và tổng thời gian cưa cả cây gỗ sẽ là “12 phút x 7 đoạn = 84 phút”.
Sau 1 thời gian dài tranh cãi, mọi người đưa ra kết luận: Cô giáo sẽ đúng khi đây là 1 cây gỗ còn nguyên gốc (7m thì phải cưa 7 lần tính cả cưa gốc), còn học sinh sẽ đúng khi đây là 1 khúc gỗ (7m chỉ cần cưa 6 lần).