Theo PGS Tạ Văn Bình – Viện trưởng viện nghiên cứu Đái tháo đường người Việt ngày càng nhiều bệnh và ăn uống thiếu khoa học là 1 phần nguyên nhân.
Quan niệm sai lầm
PGS.Bình chỉ ra quan điểm sai lầm cực kỳ nghiêm trọng của người Việt đó là dinh dưỡng cân bằng trong bữa ăn.
Trong khi các nghiên cứu và thực tế chỉ ra rằng trong 1 ngày chúng ta phải ăn 3 bữa và bữa sáng được coi là ăn cho mình, bữa trưa cho bạn và bữa tối cho kẻ thù thì chúng ta đang đi ngược lại.
PGS Bình kể ông gặp một bệnh nhân bị rối loạn chuyển hoá, đường huyết cao kèm theo kháng insulin. Bệnh nhân còn rất trẻ và nặng tới hơn 1 tạ.
Theo lời của bệnh nhân thì anh ta thường bỏ ăn sáng, trưa ăn tạm tạm và đến tối về bữa cơm gia đình anh thoả sức ăn no nê.
Ăn quá dư thừa thực phẩm các chất béo, chất đạm, bột đường không được thiêu đốt qua lao động, vận động khiến tình trạng dư thừa chất và rối loạn chuyển hoá. Chỉ trong vòng 5,6 năm anh ta tăng từ hơn 70 kg lên hơn 1 tạ và “ôm” thêm nhiều bệnh đi kèm.
Sau 4 năm kiên trì điều trị insulin, thay đổi chế độ ăn kèm theo vận động, PGS Bình cho biết đến nay mọi thứ đều giảm hơn và sức khoẻ cải thiện.
Ăn thức ăn nhanh, đồ ăn tinh là nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường, tim mạch
Bệnh nhân này chỉ là 1 trong hàng triệu người Việt Nam mắc các bệnh rối loạn chuyển hoá mà chủ yếu từ chính lối sống mang lại.
PGS Bình kể những quán ăn nhanh, những món gà rán, khoai tây chiên hấp dẫn không chỉ trẻ nhỏ mà cả người trưởng thành đặc biệt là tầng lớp dưới 40 tuổi. Họ nghĩ rằng những thứ đồ ăn đó nhanh, tiện và cho vị giác tuyệt hơn ăn các thức ăn thô kiểu truyền thống. Điều này góp phần khiến bệnh đái tháo đường tăng chóng mặt.
Đái tháo đường gia tăng kéo theo các bệnh đi kèm tăng huyết áp, tim mạch, đột quỵ, suy thận mãn và đẩy người dân Việt vào cuộc sống bệnh tật. Dù tuổi thọ so với trước kia có cao hơn nhưng thực tế bệnh tật đang gia tăng nhanh.
Hãy dừng ngay lại
PGS Bình cho biết đã đến lúc chúng ta dừng ngay lại các thói quen ăn uống xấu. Hãy coi bữa sáng là bữa ăn chính.
Một bữa ăn sáng lành mạnh không chỉ quan trọng cho việc duy trì trọng lượng khỏe mạnh, còn cung cấp cho cơ thể năng lượng cần thiết để hoạt động hiệu quả. Bỏ qua bữa ăn sáng có thể làm tăng nguy cơ béo phì. Đặc biệt người có bữa ăn sáng lành mạnh như ít calo nhiều chất xơ còn sở hữu một làn da trẻ khỏe, hệ tiêu hóa tốt.
Một số người cho rằng ăn bữa sáng đến trưa họ không đói, ăn không ngon nên họ bỏ bữa sáng khiến để bữa sau ăn nhiều hơn nhưng thực tế bữa trưa, bữa tối có ăn nhiều vẫn không đủ để bù đắp cho bữa ăn sáng đã bị bỏ qua.
Trong khi đó năng lượng cơ thể cần cho vận động vào bữa trưa, chiều, tối lại quá ít so với nạp vào. Bữa sáng cũng đóng một vai trò quan trọng trong cách hoạt động của bộ não. Não là một cơ quan phức tạp đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng khác nhau để hoạt động tốt nhất.
Nên đổi bữa sáng sang bữa tối
Bữa trưa, PGS Bình cho rằng có thể ăn uống thêm chút nhưng đảm bảo chất và ăn thô hạn chế thức ăn nhanh, giàu năng lượng.
Còn bữa tối, được xem như ăn cho kẻ thù thì người Việt xem bữa tối là bữa ăn chính, bữa cơm gia đình nên nhà nhà nấu cơm tối, người người coi cơm tối quan trọng.
90% béo phì đều ăn tối quá nhiều nhưng ít hoạt động. Việc này khiến năng lượng không tiêu hao bao nhiêu và tồn đọng trong cơ thể tạo thành mỡ.
Ăn tối nhiều chất bột đường, không vận động chất đường tồn đọng nhiều trong cơ thể vì cơ thể không tiết đủ insulin. Để quá lâu ngày sẽ gây ra hậu quả là bệnh tiểu đường.
Không những thế, ăn tối nhiều chất đạm bị đọng lại trong ruột nguy cơ sản sinh ra chất độc dưới sự tác động của các vi khuẩn, tồn đọng các chất độc trong cơ thể gây ra các bệnh ung thư.
Ngoài việc hạn chế ăn tối nhiều năng lượng, theo PGS Bình quan niệm ăn ít, ăn nhiều bữa nhỏ cũng không tốt vì ăn nhiều bữa nhỏ chính là nguyên nhân gây ra béo phì và các bệnh tim mạch, chuyển hoá khác đi kèm.