Nhà nhà chuẩn bị cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp

Các gia đình làm lễ cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp âm lịch hằng năm. (Ảnh: internet)

Vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm, các gia đình người Việt lại chuẩn bị sắm lễ đầy đủ để cúng tiễn ông Công ông Táo về trời.

Cúng ông Công, ông Táo (Táo quân) là một nghi lễ truyền thống dân gian Việt Nam. Nguồn gốc Táo Quân gắn liền với huyền tích “2 ông 1 bà” – vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.

Đây là vị thần quanh năm ở trong bếp nên biết hết tất cả mọi chuyện tốt xấu của gia chủ, nên để cho thần phù hộ cho gia chủ sang năm mới gặp được nhiều điều may mắn, người Việt đã làm lễ cúng tiễn Táo quân về chầu Ngọc Hoàng vào cuối năm.

Đồ lễ để cúng ông Công ông Táo thường có một bộ mã ông Công và ba bộ mã ông Táo. Ngoài ra còn có hương, hoa, oản, quả, cau, trầu cùng một mâm cỗ được chuẩn bị cẩn thận, đầy đủ.

Lễ cúng ông Công ông Táo thường được thực hiện trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp Âm lịch (có thể cúng vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng 23 tháng Chạp) bởi dân gian quan niệm sau 12 giờ trưa là ông Táo lên chầu trời nên sẽ không nhận được đồ cúng.

Mâm lễ cúng ông Công ông Táo phải được đặt trong bếp.

Cách sắm lễ cúng ông Công ông Táo đầy đủ

Đồ mã để cúng ông Công ông Táo gồm: Ba chiếc mũ Táo quân, hai chiếc mũ có cánh chuồn, một chiếc mũ bà Táo không có cánh chuồn, cả ba mũ đều được trang trí lóng lánh và sặc sỡ. Một số nơi chỉ sử dụng một chiếc mũ có cánh chuồn để tượng trưng kèm theo áo và đôi hia giấy.

Màu sắc áo mũ của ông Công ông Táo thay đổi theo ngũ hành các năm: hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ tương ứng các màu lần lượt là vàng, trắng, xanh, đỏ, đen.

Nhà nhà chuẩn bị cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp - Ảnh 1.

Đồ mã cúng ông Công ông Táo

Ngoài chuẩn bị đèn nhang, hoa quả, trầu cau, rượu, trà sen, mâm cỗ mặn cúng ông Công ông Táo là điều không thể thiếu. Trên mâm cỗ thường là các món ăn quen thuộc như: 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, 1 bát canh mọc 1 bát canh măng, 1 đĩa chè kho, 1 đĩa giò, 1 đĩa xào thập cẩm, 1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa thịt vai luộc…

Đặc biệt nhất trong lễ cúng ông Công ông Táo là cúng cá chép sống (hoặc cá chép giấy). Các gia đình cúng rồi thả cá chép trong ngày 23 tháng Chạp là dựa trên sự tích cá chép vượt vũ môn và hóa rồng bay lên trời.

Cá chép chính là phương tiện đi lại duy nhất không thể thay thế để ông Táo về trời.

Cúng cá chép không phải một cặp, hay càng nhiều càng tốt mà chính xác là cần 3 con. Sau khi mua cá về nhà nên thả vào một bát nước sạch. Khi cúng bát cá chép được để cạnh mâm cỗ cúng.

Nhà nhà chuẩn bị cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp - Ảnh 2.

Văn khấn ông Công ông Táo chuẩn nhất

Mặc dù có nhiều dị bản như bài văn khấn cúng ông Công ông Táo theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn hóa Thông tin là được nhiều người tin tưởng sử dụng nhất.

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ chúng con là: ………… Ngụ tại:…………

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

(Tổng hợp)

Hà Lam , theo Trí Thức Trẻ

http://ttvn.vn/thoi-su/nha-nha-chuan-bi-cung-ong-cong-ong-tao-ngay-23-thang-chap-820201411023862.htm