Nghệ An: Tổ chức hội thảo chủ đề “Bác Hồ với Phật giáo”

Ngày 08/05/2022 nhân dịp kỷ niệm ngày sinh nhật lần thứ 132 của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 2022) và chào mừng Đại hội đại biểu Phật giáo tỉnh Nghệ An. Ban Văn hóa Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức hội thảo với chủ đề “Bác Hồ với Phật giáo” tại chùa Diệc (TP. Vinh, tỉnh Nghệ An).

Chứng minh và tham dự có Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu – Phó Chủ tịch Thường trực hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự giáo hội phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Nghệ An; Hòa thượng Thích Thanh Đạt – Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Chủ tịch Khoa học Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội; Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm – Phó chủ tịch Hội đồng trị sự (HĐTS) – Trưởng ban Hoằng pháp trung ương GHPGVN; Thượng tọa Thích Thọ Lạc – Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Văn hóa Trung ương, Phó ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Nghệ An.

1

Về phía khách mời có ông Vũ Chiến Thắng Thứ trưởng Bộ Nội vụ, ông Nguyễn Văn Thanh – Trưởng Ban tôn giáo ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ông Lê Khánh, Vụ Trưởng Vụ Phật giáo Ban tôn Giáo chính phủ. Về phía tỉnh Nghệ An có ông Lê Hồng Vinh – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh Nghệ An cùng các giáo sư, tiến sĩ, các nhà nghiên cứu, học giả…

Hội thảo không chỉ là một diễn đàn trao đổi khoa học, chia sẻ thông tin, tư liệu mà còn là dịp để học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Là dịp để lan tỏa tinh thần tư tưởng của Người với Phật giáo không chỉ ở ngoài xã hội mà cả trong lực lượng tăng ni, phật tử cả nước.

Phát biểu khai mạc, Thượng tọa Thích Thọ Lạc – Trưởng ban Văn hóa Trung ương GHPGVN, Phó ban Thường trực Ban Trị sự GHPG Việt Nam tỉnh Nghệ An cho biết: “lúc sinh thời, Bác Hồ đã thấy rõ nỗi thống khổ của đồng bào bị áp bức, bóc lột và Người cũng thấy rõ vị trí, vai trò của tôn giáo trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, nhất là với Phật giáo Việt Nam – một tôn giáo luôn gắn bó, đồng hành với quốc gia dân tộc Việt Nam qua nhiều thế kỷ.

Hội thảo “Bác Hồ với Phật giáo” với 50 bài tham luận của các chư tôn đức hòa thượng, thượng tọa, đại đức, tăng ni cùng các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu đã nêu rõ quan điểm nhận thức và giá trị tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với Phật giáo, đồng thời rút ra những bài học cho việc xây dựng đường lối, chính sách, pháp luật về tôn giáo của Đảng và nhà nước ta hiện nay. Hội thảo tập trung vào các nôi dung chính của các bài tham luận với 4 chủ đề – Chủ đề 1( Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc với Phật giáo) của Hòa thượng Thích Huệ Thông, PGS TS Trần Thuận, nhà nghiên cứu Trần Cao Lộc, Trần Nguyễn Khánh Phong.

Chủ đề 2 ( Ảnh hưởng của Phật giáo đến Bác Hồ) của Hòa thượng – tiến sỹ Thích Thanh Nhiễu, Hòa thượng- tiến sỹ Thích Thanh Điện, Hòa thượng Thích Huệ Thông, Hòa thượng – tiến sỹ Thích Đồng Bổn, Thượng tọa Thích Nguyên Hạnh, PGS TS Lê Thị Thanh Hà, PGS – tiến sỹ Nguyễn Hồng Dương, PGS – tiến sỹ Đỗ Lan Hiền, PGS – tiến sỹ Lê Cung ; thạc sĩ Trần Thị Cận, tiến sĩ Hoàng Văn Lễ, tiến sĩ Phạm Thanh Hằng, Nhà nghiên cứu Vũ Gia, Nhà nghiên cứu Vũ Đình Lâm, Trần Hữu Đồng – thạc sĩ Cao Thị Xuyến, thạc sĩ Cao Thị Thu Trang.

Chủ đề 3 (Quan điểm nhận thức và ứng xử của Bác Hồ với Phật giáo) có tham luận của giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Hùng Hậu, Thượng tọa Thích Minh Trí, Phó giáo sư – tiến sĩ Hoàng Thị Lan, Phó giáo sư – tiến sĩ Đinh Quang Hải, Thượng tọa tiến sĩ Thích Phước Đạt, tiến sĩ Lê Đức Hạnh, Phó giáo sư – tiến sĩ Trần Đăng Sinh- tiến sĩ Bùi Thị Thủy, thạc sĩ Nguyễn Xuân Hùng,

Chu Thị Ngọc Lan, Tiến sĩ Dương Thanh Mừng, Thạc sĩ- Bùi Thi Ánh Vân, Thạc sĩ Phạm Văn Hòa, thạc sĩ Hoàng Thị Tuyết Thanh, Nhà nghiên cứu Nguyễn Đại Đồng, Chử Thị Kim Phương, Nguyễn Thanh Xuân – Bùi Thái Đạt.

Chủ đề 4 ( Giá trị, ý nghĩa và những gợi ý hoàn thiện chính sách đối với tôn giáo từ quan điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh về Phật giáo) Hòa Thượng –  tiến sĩ Thích Gia Quang, Đại đức –  tiến sĩ Thích Thanh Tâm, Phó giáo sư- tiến sĩ Nguyễn Duy Bính, Phó giáo sư -tiến sĩ Lê Thành Nam, Thạc sĩ Trần Thị Đông Thi, Phó giáo sư – tiến sĩ  Nguyễn Tất Đạt- Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Quỳnh, tiến sĩ Lê Tâm Đắc, tiến sĩ Nguyễn Thi Quế Hương, tiến sĩ Phạm Minh Thế, tiến sĩ Đinh Văn Viễn, tiến sĩ Lê Trung Kiên, Thạc sĩ Trần Hùng Minh Phương.

Thạc sĩ Phòng Quốc Tuấn, Nhà nghiên cứu Huỳnh Thanh Mộng, Nguyễn Thị Thanh Mai, Nguyễn Ngọc Hùng, Đỗ Thu Hường, – Nguyễn Đức Dũng Hội thảo đã được nghe 7 Tham luận được trình bày : Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu trình bày tham luận (Ảnh hưởng của triết lý Phật giáo đối với nhân sinh quan Hồ Chí Minh) . PGS TS Đỗ Lan Hiền đọc tham luận ( Khoan dung ở Hồ Chí Minh và Phật giáo – Những giao điểm) Thượng tọa – tiến sĩ Thích Đồng Bổn với tham luận( Tinh thần Phật giáo trong di chúc Hồ Chí Minh) TS Đinh Văn Viễn (Hồ Chí Minh với các giá trị đạo đức của Phật giáo) Thượng tọa TS Thích Phước Đạt trình bàu tham luận ( Tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong mối quan hệ Phật giáo và dân tộc, PGS TS Nguyễn Hồng Dương với tham luận ( Phật pháp trong tư tưởng Hồ Chí Minh) tiến sĩ Nguyễn Xuân Hùng – Chu Thị Ngọc Lan trình bày tham luận ( Chủ tịch Hồ Chí Minh với Phật giáo qua những hình ảnh tư liệu lưu trữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh).

Tại Hội thảo ông Nguyễn Văn Thanh, Hòa thượng Thích Thanh Đạt, Ni sư Thích Diêu Nhẫn và một số nhà khoa học đã phát biểu đóng góp bổ xung ý kiến về tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh với những điểm tương đồng của đạo Phật.

Một số hình ảnh ghi nhận tại hội thảo:

5

1
6

2

 

Theo Thiện Tâm – Đào Xuân (Pháp luật Plus, Báo Pháp Luật Việt Nam)

https://www.phapluatplus.vn/ton-giao–dan-toc/nghe-an-to-chuc-hoi-thao-chu-de-bac-ho-voi-phat-giao-d181660.html