Ngắm dự án thành phố nổi của Liên Hợp Quốc, có thể tự cung cấp điện nước, chịu được sóng thần và cả bão cấp mạnh nhất

Hơn nữa, chi phí xây dựng của dự án này cũng rẻ hơn đáng kể so với những gì được đề xuất trước đây.

Tại một hội nghị của Liên Hợp Quốc (LHQ) vừa diễn ra vào thứ 4, một nhóm các nhà xây dựng, kỹ sư và kiến trúc sư đã trình làng một dự án thành phố nổi với chi phí xây dựng phải chăng. Theo Giám đốc Chương trình Định cư Con người Liên Hợp Quốc (UN-Habitat), Maimunah Mohd Sharif, dự án này rất khá thi và LHQ sẽ hỗ trợ để nó được triển khai thực tế.

Ngắm dự án thành phố nổi của Liên Hợp Quốc, có thể tự cung cấp điện nước, chịu được sóng thần và cả bão cấp mạnh nhất - Ảnh 1.

“Tất cả mọi người trong nhóm đều thực sự muốn xây dựng nó”, Marc Collins, CEO của Oceanix, một công ty xây dựng chuyên thi công những cấu trúc nổi chia sẻ. “Chúng tôi không chỉ nói lý thuyết xuông.

Oceanix tin rằng một dự án thành phố nổi sẽ giải quyết được cả tình trạng thiếu nhà ở nghiêm trọng và các mối đe dọa từ mực nước biển dâng cao. Cấu trúc thành phố nổi mà họ vừa trình làng có thể chịu được tất cả các loại thảm họa thiên nhiên bao gồm lũ lụt, sóng thần và bão cấp 5 (cấp bão mạnh nhất theo cách tính của người Mỹ).

Dưới đây là thiết kế của thành phố nổi nếu nó được xây dựng, mời các bạn cùng chiêm ngưỡng:

Về cơ bản, thành phố nổi này bao gồm một tập hợp các nền tảng hỉnh lục giác, mỗi một nền tảng có thể cung cấp chỗ ở cho 300 cư dân.

Ngắm dự án thành phố nổi của Liên Hợp Quốc, có thể tự cung cấp điện nước, chịu được sóng thần và cả bão cấp mạnh nhất - Ảnh 2.

Lục giác được chứng minh rộng rãi là một trong những hình dáng kiến trúc hiệu quả nhất. Bằng cách thiết kế mọi nền tảng theo hình lục giác, các kỹ sư hy vọng sẽ tối thiểu hóa lượng vật liệu cần thiết.

Các nhà thiết kế dự định nhóm 6 nền tảng vào với nhau thành một “ngôi làng” và toàn bộ thành phố có 6 ngôi làng. Tổng cộng, 10.000 dân có thể sống trên mỗi thành phố nổi.

Ngắm dự án thành phố nổi của Liên Hợp Quốc, có thể tự cung cấp điện nước, chịu được sóng thần và cả bão cấp mạnh nhất - Ảnh 3.

10.000 dân là một con số lý tưởng bởi nó cho phép thành phố nổi tự chủ hoàn toàn bằng lượng điện, nước ngọt và nhiệt lượng sưởi ấm mà nó tự sản xuất được. Thành phố nổi được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng người Đan Mạch Bjarke Bundgaard Ingels. Mặc dù đã có nhiều công trình ấn tượng nhưng Ingels cho rằng dự án này giúp anh có cơ hội mở rộng tầm nhìn.

Thành phố nổi sẽ không cho phép bất kỳ phương tiện phát thải cao nào tồn tại.

Ngắm dự án thành phố nổi của Liên Hợp Quốc, có thể tự cung cấp điện nước, chịu được sóng thần và cả bão cấp mạnh nhất - Ảnh 4.

Ngay cả xe rác cũng không được sử dụng mà thay vào đó là một hệ thống ống dẫn gom rác về trạm phân loại. Tại đây, rác sẽ được chia thành từng loại để xử lý hoặc tái chế. Thiết kế của thành phố cũng giúp các phương tiện tự lái dễ vận hành và có thể áp dụng các công nghệ tương lai như drone giao hàng.

Các kỹ sư cũng nghĩ với một concept nông trại dưới biển, tạo ra thực phẩm ngay bên dưới mặt nước.

Ngắm dự án thành phố nổi của Liên Hợp Quốc, có thể tự cung cấp điện nước, chịu được sóng thần và cả bão cấp mạnh nhất - Ảnh 5.

Những chiếc lồng gắn dưới các nền tảng có thể giúp đánh bắt hải sản. Ngoài ra, hệ thống lọc có thể được dùng để lấy chất thải từ cá cho việc nuôi các cây/rau thủy sinh… Các công nghệ này sẽ giúp thành phố tồn tại được một cách ổn định sau khi hứng chịu những cơn bão hoặc thiên tai khác. Về tổng thể, mục tiêu của thành phố là giảm rác thải và tự tạo ra thực phẩm cho toàn bộ cư dân.

Mặc dù được gọi là thành phố nổi nhưng thực chất các nền tảng sẽ được neo chặt vào đáy đại dương.

Ngắm dự án thành phố nổi của Liên Hợp Quốc, có thể tự cung cấp điện nước, chịu được sóng thần và cả bão cấp mạnh nhất - Ảnh 6.

Oceanix dự kiến các thành phố nổi của họ sẽ cách những khu đô thị ven biển khoảng 1,5km. Toàn bộ thành phố có thể được kéo vào khu vực an toàn trong trường hợp xảy ra thảm họa thiên nhiên mà nó không thể chống đỡ nổi. Các nền tảng sẽ được nâng đỡ bởi Biorock, một vật liệu được tạo ra bằng cách cho khoáng chất dưới nước tiếp xúc với dòng điện. Điều này tạo ra một lớp phủ đá vôi cứng hơn 3 lần so với bê tông nhưng vẫn có thể nổi được. Vật liệu này ngày càng bền hơn theo thời gian và có thể tự sửa chữa nếu tiếp tục được tiếp xúc với dòng điện. Nhờ vậy, thành phố nổi có thể chịu được những điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Thành phố cũng có hệ thống lọc nước sạch từ không khí.

Ngắm dự án thành phố nổi của Liên Hợp Quốc, có thể tự cung cấp điện nước, chịu được sóng thần và cả bão cấp mạnh nhất - Ảnh 7.

Và đương nhiên, không có bất cứ cao ốc nào trong thành phố nổi này. Tất cả các tòa nhà sẽ chỉ nằm trong khoảng từ 4 tới 7 tầng để giữ trọng tâm ở mức thấp. Tất cả các tòa nhà sẽ được xây dựng bằng vật liệu bền vững như gỗ và tre với thiết kế tháo lắp dễ dàng để có thể tận dụng nhiều lần. Bên cạnh nhà ở, thành phố nổi có cả trung tâm văn hóa và thư viện…

Hiện thực hóa dự án thành phố nổi là một nhiệm vụ khó khăn nhưng hầu hết mọi người đều nghĩ rằng nó nằm trong tầm tay của họ.

Ngắm dự án thành phố nổi của Liên Hợp Quốc, có thể tự cung cấp điện nước, chịu được sóng thần và cả bão cấp mạnh nhất - Ảnh 8.