Cuối cùng sau nhiều cân nhắc, BLĐ Man United đã quyết định ký hợp đồng dài hạn với HLV Solskjaer.
1. Một bước lùi về lịch sử để tiến tới tương lai. Nếu thay đổi không thành, ta hãy duy trì những giá trị cũ, đó chính là bài học mà Quỷ Đỏ thành Manchester đã học được sau 6 năm trời đầy biến động.
Họ đưa Ole Gunnar Solskjaer về không chỉ để hồi tưởng quá khứ, mà còn đưa về một HLV có hiểu biết về Man United cũng như có quyết tâm giữ vững một truyền thống đã tồn tại kể từ ngày Sir Alex Ferguson giành được cú ăn 3. Hãy cứ mãi như vậy, hãy để những sự cải tổ xuất phát từ quá khứ, hãy gieo trồng những hạt giống tương lai từ mảnh đất ăn 3 năm nào.
Điều mà Man United làm đã từng được Kền Kền Trắng Real Madrid áp dụng và đã chứng minh được thành công bằng 3 chiếc cúp vô địch Champions League.
Solskjaer đã thay đổi được một Man United từ chỗ một đội bóng rệu rã đầu mùa dưới bàn tay của Jose Mourinho để trở thành một cỗ máy hủy diệt.
Solskjaer không ngại tuyên bố sử dụng những kiến thức học được từ Sir Alex để áp dụng vào Man United hiện tại.
Thế nhưng, nhiều người dần hoài nghi về việc liệu Ole Gunnar Solskjaer có thể kéo dài được sự tuyệt vời này của Quỷ Đỏ trong bao lâu, khi mà ông vẫn còn thiếu kinh nghiệm, khi mà Man United cần nhiều hơn sự “dễ thương” và cái đẹp “hoài cổ” trong lối chơi của ông.
Kể từ ngày David Gill rời đi vào năm 2013, Man United không có được một người có đủ kiến thức bóng đá trong đội ngũ lãnh đạo. Ngoài việc đưa về David Moyes ra, vốn là ý tưởng của Sir Alex Ferguson, thì những bản hợp đồng còn lại như Louis Van Gaal hay Jose Mourinho đã chứng minh được điều đó: những cái tên vĩ đại với những bản CV hào nhoáng.
Thế nhưng ít ai nghĩ đến việc Mourinho hay Van Gaal đang ở đoạt cuối sự nghiệp của mình. Và rõ ràng, BLĐ Man United không thể kiếm được ai đang ở trên đỉnh cao, mà phải tìm kiếm những người đang ở buổi xế chiều của sự nghiệp cầm quân.
Vì việc, việc ký kết hợp đồng chính thức với Solskjaer là một quyết định quan trọng. Đưa ông trở lại Old Trafford có lẽ là quyết định đúng đắn nhất mà BLĐ Man United đã làm trong nhiều năm nay.
Bóng đen đã dần lùi lại sau lưng, những cầu thủ vốn bị coi là “hàng thải” giờ đây trở lại một cách mạnh mẽ. Thế nhưng, những sự nghi ngờ vẫn còn đó, phần nhiều vì thời điểm mà Man United ký hợp đồng với Solskjaer.
2. Tại sao lại là bây giờ ? Tại sao lại bổ nhiệm Solskjaer sau khi ông vừa thua 2 trận liên tiếp ? Tại sao lại thực hiện một bước tiến ngay khi vừa sảy chân ? Có lẽ là để tạo nên một lợi thế trong việc tuyển mộ nhân sự trong tương lai khi mà băng ghế chỉ đạo đã được xác định rõ ràng, nhưng, vội vàng như Man United thì lại khá…nực cười.
Solskjaer là một HLV tạm quyền tài giỏi. Điều đó không phải bàn cãi, nhất là khi ông đã thành công trong việc vực dậy “tinh thần Fergie” ở sân Old Trafford, đưa Man United trở lại là một tập thể, hay ít ra là tạo được bầu không khí thoải mái cho các cầu thủ sau khi đã phải chịu đựng sự ngột ngạt của Mourinho.
Thêm vào đó là tình yêu của ông dành cho CLB đủ lớn để khiến ông không tạo sức ép với CLB chủ quản hay gật đầu với một đề nghị khác từ các đối thủ của Man United.
Màn khởi đầu của ông là rất ấn tượng, hơn cả những gì người ta trông chờ trước đó. Nhưng hai thất bại gần đây mới là những thử thách thực sự. Và Man United giờ đây trông thật vội vàng khi quyết định bổ nhiệm Solskjaer.
Và từ đó, chúng ta sẽ phải đặt ra câu hỏi: sẽ thế nào nếu Man United lại tuột dốc? Sẽ thế nào nếu Man United lại kết thúc ở vị trí ngoài top 4? Sẽ thế nào nếu họ bị Barcelona đánh gục? Tại sao không thử thách Solskjaer thêm nữa? Tại sao không chờ thêm một tháng nữa để ông chứng minh thêm?
Trở thành HLV với hợp đồng dài hạn, áp lực lên Solskjaer đang lớn hơn gấp bội.
Nhưng “nếu” vẫn chỉ là “nếu”. Đặt ra câu hỏi về sự lựa chọn của BLĐ Man United khi mà những sự cải thiện đang hiển hiện rất rõ ở Old Trafford là một điều gì đó hơi lạc lõng. Solskjaer đã khôi phục lại được Quỷ Đỏ, giúp họ có được nhiều điềm số hơn mỗi trận ở Premier League hơn Liverpool cả mùa.
Ông đã thổi sinh khí vào Paul Pogba, Marcus Rashford, Jesse Lingard, Anthony Martial và Luke Shaw. Đã có những thành công về mặt chiến thuật, nhất là trong trận gặp Arsenal, trận đấu mà ông đã xếp Lukaku và Alexis Sanchez ở vị trí rộng hơn thông thường cùng với việc để Lingard thi đấu giữa hai người đã giúp ông tận dụng được lối chơi dâng cao của hàng thủ Arsenal.
Trận đấu lượt đi trước PSG ở Champions League còn hơn thế. Chiến thuật không chỉ ở chỗ lựa chọn nhân sự phù hợp nhất cho các vị trí, nó còn phụ thuộc vào khả năng đọc cũng như phản xạ hợp lý trước các tình huống.
Dẫn trước 2-1 ở Parc De Princes ở đầu hiệp hai, cần một bàn thắng nữa, nhưng khi đội bóng của mình vẫn đang chịu sức ép, Solskjaer đã khôn khéo đẩy đội hình xuống thành 5-4-1. Man United của Solskjaer mùa này có một đặc điểm khá thú vị: họ luôn ghi bàn rất trễ, nhất là 10 phút cuối, và ở chiều bên kia, PSG cũng rất thường bị thủng lưới ở những phút cuối.
Dù nhiều người cho rằng Solskjaer đã gặp may đêm hôm đó, nhưng rõ ràng ông đã thể hiện được khả năng đọc tình huống tài tình để tạo ra cơ hội khả dĩ nhất cho đội bóng của mình, và nhờ thế, ông đã tạo ra được cơ hội thực sự cho Man United.
Cái cách ông thường xuyên nhắc nhở về quá khứ và truyền thống của Man United cũng bắt nguồn từ một điều: đó là cách ông giúp các học trò cũng như CLB nhớ rằng mình là ai, và phải làm gì để trở lại như thế.
Một cách để “Khiến Man United vĩ đại trở lại” (Make Man United Great Again). Nhưng, cũng cần phải đặt ra câu hỏi về việc ông sẽ đối mặt với những cú trượt chân thế này, cũng như việc ông có thể duy trì được tinh thần của Fergie đến bao lâu trước khi trở thành một HLV thật sự chứ không đơn giản chỉ là một “người truyền lửa” của ngọn lửa Fergie ?
Đây là quãng thời gian đầy hào hứng với Man United, quãng thời gian tuyệt nhất kể từ ngày Sir Alex Ferguson ra đi, nhưng liệu nó có kéo dài mãi ?