Quả hồng giòn, hồng ngâm đang vào mùa. Đây là loại trái cày giàu vitamin C được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, nếu ăn hồng sai cách có thể gây hại cho cơ thể.
Nhập viện vì tắc ruột sau ăn hồng
Mới đây, các bác sĩ tại khoa Ngoại Nhi Tổng hợp – Trung tâm Sản Nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã tiếp nhận trường hợp bệnh nhi Vũ Nguyễn Thảo N. (sinh năm 2013, tại Phù Ninh – Phú Thọ) trong tình trạng mệt mỏi, bụng chướng căng, nôn nhiều dịch xanh vàng, đau bụng, bí trung đại tiện.
Được biết những ngày trước đó bệnh nhi ăn nhiều măng xào, hồng ngâm và quả sung. Cách khi cấp cứu 3 ngày, bệnh nhân đã có dấu hiệu đau bụng, nôn, bụng chướng. Bố mẹ cho bé sử dụng thuốc uống nhưng không đỡ mới đưa vào bệnh viện khám.
Kết quả thăm khám và chụp X-quang cho thấy hình ảnh mức nước mức hơi, kết quả CT thấy tắc ruột non, quai ruột nổi rõ, các bác sĩ chẩn đoán tắc ruột cơ học nghĩ đến do bã thức ăn. Bệnh nhi được chỉ định phẫu thuật cấp cứu.
Quả hồng chứ nhiều tanin gây tắc ruột nếu ăn đói
Khi phẫu thuật, bác sĩ phát hiện khối bã thức ăn đã chặn hết ruột gây tắc ruột. Để gắp khối bã thức ăn bác sĩ phải tiến hành xử trí bóp nhỏ bã thức ăn, tuồn dịch và các bã thức ăn trên chỗ tắc xuống đại tràng, mở dạ dày lấy 2 khối bã thức ăn sau đó rửa ổ bụng.
Bênh nhân Nguyễn Thị N. 45 tuổi, Phù Ninh, Phú Thọ được gia đình đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện E Hà Nội do đau bụng, sờ thấy cục cứng ở thành bụng. Khi bác sĩ siêu âm đã nghi ngờ có khối u ở bụng. Nội soi thì phát hiện trong dạ dày của bệnh nhân có 4 khối bã thức ăn. Các khối bã này đều to, cứng như đá. Ba khối có khách thước khoảng 4 – 6 cm, một khối to khổng lồ trên 7cm.
Các bác sĩ đã không thể liền lúc lấy hết được 4 khối bã mà phải chia làm hai lần để tránh nguy hiểm cho người bệnh. Những khối bã thức ăn này là kết quả của cả mùa hồng ngâm, hồng giòn người bệnh đã ăn rất nhiều và có lúc ăn khi còn đang đói bụng.
Trường hợp em Nguyễn Lan A. 15 tuổi, Hà Đông, Hà Nội sau khi ngồi ăn hết cả kg hồng ngâm thì đến tối em bắt đầu có hiện tượng đau bụng và nôn ói. Ban đầu nghĩ em Lan A. bị ngộ độc thực ăn nên gia đình đã để ở nhà cho em tự nôn ra. Tuy nhiên, tình trạng ngày càng nặng, gia đình đưa Lan A. vào viện cấp cứu. Bác sĩ hỏi trước đó ăn gì thì được biết cháu ăn rất nhiều quả hồng ngâm.
Khối bã thức ăn do quả hồng kết tủa lại.
Nghi ngờ tắc ruột nên bác sĩ đã nội soi và chính xác cháu bị tắc ruột với khối bã thức ăn to khổng lồ chèn vào quai ruột gây tắc ruột, tràn dịch ruột.
Ăn hồng như thế nào mới đúng?
Bác sĩ Nguyễn Hồng Anh – Bệnh viện E trung ương cho biết quá hồng là một trong những loại hoa quả giàu vitamin và khoáng chất nhưng lại rất dễ gây tắc ruột nếu ăn sai cách đặc biệt là người gia và trẻ nhỏ ăn.
Trái hồng có hàm lượng vitamin C cao gấp 1 – 2 lần các trái cây thông thường nên là thực phẩm lý tưởng khi cần bổ sung vitamin C. Tuy nhiên, nếu ăn quả hồng lúc đói thì có nguy cơ tắc ruột rất cao vì khi đói nồng độ axit trong dạ dày cao sẽ tác dụng với chất tanin có ở quả hồng kết tủa lại. Hệ tiêu hoá không thể đào thải cũng như phá bỏ được khối kết tủa này nên khi di chuyển từ dạ dày xuống ruột gây nên tắc ruột.
Đặc biệt là ở người già, trẻ em thì nguy cơ tắc ruột còn cao hơn gấp nhiều lần do hệ tiêu hoá yếu. Trường hợp này, nên cho người già, trẻ em ăn quảhồng đã chín mềm hoặc trái hồng sấy khô.
Khi ăn hồng, không nên ăn cả vỏ hồng nhất là những quả hồng xanh. Những người bị viêm dạ dày mạn, người đã cắt một phần dạ dày hoặc vị hàn. Người bị viêm dạ dày mạn, cắt một phần dạ dày thường đầy bụng, khó tiêu nên ăn trái hồng không thích hợp.
Với trường hợp bị tắc ruột do ăn quả hồng nếu không được cấp cứu kịp thời, bã thức ăn ứ đọng có thể gây biến chứng hoại tử ruột, thủng ruột, viêm màng bụng, nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân,…nguy hiểm nhất là có thể dẫn tới tử vong. Vì thế, khi ăn hồng sau đó xuất hiện cơn đau bụng, nôn ói, sờ có khối cứng ở bụng người bệnh nên đến bệnh viện khám ngay.
Ngoài quả hồng, những loại thực phẩm như ổ, măng, quả sung cũng không nên ăn khi đói vì có thể gây tắc ruột.