Mỗi ngày ăn một quả táo có thực sự giúp chúng ta tránh xa bác sỹ không? Theo nghiên cứu mới nhất thì câu trả lời phụ thuộc vào loại táo chúng ta ăn.
Táo là một trong số các loại trái cây được ưa thích và phổ biến nhất trên khắp thế giới. Theo các số liệu thống kê thì chỉ trong năm 2018, riêng nước Mỹ đã cung ứng khoảng 5,13 triệu tấn táo.
Một nghiên cứu năm 2015 xuất bản trên tạp chí Pediatrics cho biết táo chiếm 18,9% lượng trái cây thông thường của một đứa trẻ.
Sở dĩ táo được ưa thích vậy vì táo là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời, chứa vitamin C, vitamin tổng hợp nhóm B, chất chống oxy hóa tự nhiên, và rất nhiều khoáng chất. Ngoài ra, táo cũng là một nguồn cung cấp chất xơ lý tưởng cho cơ thể.
Tuy nhiên, táo cũng là một nguồn thực phẩm thô, cho nên chính việc ăn táo cũng là việc đưa vi sinh vật vào cơ thể. Mặc dù, việc vi khuẩn lưu lại trong cơ thể chỉ là tạm thời, nhưng chúng cũng tác động tới sức khỏe chúng ta.
Mới đây, một nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Công nghệ Graz ở Áo đã quyết định tìm hiểu sâu hơn về các loại vi khuẩn có trong các loại táo mà chúng ta ăn hàng ngày.
Họ rất hứng thú với việc nghiên cứu xem các loại quần thể vi khuẩn có trong các loại táo thực ra có sự khác biệt gì. Họ thực hiện nghiên cứu trên các loại táo được trồng với phương pháp tự nhiên, hữu cơ hoàn toàn với các loại táo thông thường được bán đầy rẫy trong các cửa hàng, hay được sử dụng nhiều phân bón hóa học và thuốc trừ sâu hơn.
Kết luận của nhóm nghiên cứu đã được đăng trên trên tạp chí Frontiers in Microbiology đã công bố về số lượng & chất lượng vi khuẩn có trong mỗi quả táo. Họ cho biết quần thể vi khuẩn có trong táo hữu cơ là yếu tốt quyết định không những tới hương vị của quả táo mà còn tác động tới sức khỏe của người tiêu dùng.
Không phải tất cả các loại táo đều như nhau
Theo giả Prof. Gabriele Berg “Việc nấu chín thực phẩm đã giết gần hết các loại vi khuẩn, do đó rau sống hay hoa quả tươi thực sự là nguồn cung cấp vi khuẩn đường ruột rất tốt cho cơ thể”.
Bergs cũng cho biết “Mặc dù đã có rất nhiều nghiên cứu gần đây về hàm lượng các loại nấm có trong táo, tuy nhiên lại không có nhiều nghiên cứu về hàm lượng vi khuẩn có trong táo; đó cũng chính là lí do ông tập trung nghiên cứu về đề tài này”.
Nhóm nghiên cứu của ông đã phân tích hàm lượng vi khuẩn có trong từng phần của quả táo, từ thân, vỏ cây táo, vỏ quả táo, hạt táo & cả đài hoa. Họ cũng thực hiện nghiên cứu trên cả táo hữu cơ và các loại táo được mua từ các cửa hàng thông thường. Từ đó, họ so sánh các kết luận.
Nhóm nghiên cứu đã có kết luận rằng dù là táo nào thì đều chứa số lượng vi khuẩn tương tự như nhau. Giáo sư Berg cho biết: “Trung bình mỗi quả táo 240gram thông thường sẽ chứa khoảng 100 triệu vi khuẩn”.
Họ cũng phát hiện rằng phần lớn các vi khuẩn tập trung ở phần hạt táo & phần thịt quả táo.
Tuy nhiên, có sự khác biệt rất rõ rệt về các chủng vi khuẩn có trong các loại táo organic với các quả táo mua ở các cửa hàng thông thường.
Giáo sư Berg kết luận: “Những quả táo tươi, mới được thu hoạch & được bảo quản theo cách hữu cơ có quần thể vi khuẩn đa dạng hơn, đồng đều hơn và khác biệt so với các loại thông thường”.
“Chính sự đa dạng và đồng đều này của các nhóm vi khuẩn giúp ngăn chặn việc mỗi loại vi khuẩn không thể phát triển quá mức cho phép”.
Các loại táo mua ở cửa hàng thông thường chứa nhiều loại vi khuẩn có hại hơn. Ngược lại, loại táo hữu cơ chứa nhiều vi khuẩn có lợi cho sức khỏe.
“Hầu hết các mẫu táo thông thường đều tìm thấy có chứa chủng vi khuẩn Escherichia-Shigella, loại vi khuẩn chứa nhiều mầm bệnh, còn trong táo hữu cơ lại không có. Ngược lại, chủng khuẩn nổi tiếng có lợi Lactobacilli lại được tìm thấy nhiều trong loại táo hữu cơ hơn rất nhiều ở táo thường”.
Sở dĩ táo hữu cơ ngon hơn táo thường là vì táo hữu cơ có sự đa dạng trong các loại quần thể vi khuẩn. Giáo sư Berg cũng cho biết: “Táo hữu cơ chứa nhiều Methylobacterium giúp tăng cường tổng hợp các hợp chất hương dâu, đặc biệt tập trung ở phần vỏ và thịt táo, nhìn chung nhiều hơn rất nhiều so với các bộ phận khác như hạt, thân hay đài hoa”.
Nhóm nghiên cứu cho rằng các nhà nghiên cứu nên tập trung thực hiện các phân tích tương tự đối với các loại cây trồng khác để tìm hiểu xem các loại thực phẩm khác sẽ có hàm lượng vi khuẩn khác nhau ra sao dựa khi áp dụng các phương pháp canh tác khác nhau.
Wasserman cho biết: “Một ngày nào đó, cấu hình vi khuẩn học và chất chống oxy hóa trong các thực phẩm tươi sẽ trở thành thông tin dinh dưỡng tiêu chuẩn, được hiển thị cùng với các chất dinh dưỡng đa lượng, các loại vitamin và khoáng chất để hướng dẫn thêm cho người tiêu dùng”.
Wasserman kết luận rằng “Điều quan trọng là sự đa dạng trong hệ vi sinh vật của thực phẩm sẽ được chuyển hóa thành sự đa dạng trong hệ vi khuẩn đường ruột của con người và giúp cải thiện sức khỏe”.
*Theo medicalnews