Ai cũng có những tế bào ung thư ẩn náu trong cơ thể, chờ điều kiện phù hợp là nó sẽ sinh sôi. Vậy làm thế nào để tế bào tốt phát triển tăng lên, tế bào ung thư bị triệt tiêu?
Ai cũng có tế bào ung thư tồn tại trong cơ thể!
Về lý thuyết, cơ thể của mọi người đều có sự tồn tại của “tế bào ung thư”. Trong quá trình trao đổi chất hàng ngày, hơn 10 tỷ tế bào mới được phát triển và kèm theo đó là có khoảng 1-20 “tế bào ung thư” phát triển.
Đừng nghi ngờ, việc các tế bào trong cơ thể chúng ta thỉnh thoảng mắc lỗi là điều bình thường, bởi vì cơ thể con người có hàng trăm triệu tế bào và cơ sở tế bào quá lớn nên luôn có khả năng xảy ra lỗi trong quá trình phân chia và sinh sản.
Và một số yếu tố trong cuộc sống sẽ ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch của chúng ta, thậm chí trở thành kẻ đồng lõa với sự kiêu ngạo của “tế bào ung thư”!
Theo các chuyên gia trên kênh Health/Sohu (TQ), đây là 7 yếu tố chính được ví như “kẻ đồng lõa” đóng góp vào quá trình sinh trưởng của “tế bào ung thư” trong cơ thể.
1. Dầu mỡ
Chế độ ăn giàu chất béo thúc đẩy nảy sinh các tế bào ung thư
Nếu có quá nhiều thực phẩm chứa nhiều calo, chất béo động vật và cholesterol trong chế độ ăn hàng ngày, trong khi bổ sung thiếu cellulose và vitamin rõ ràng sẽ tạo ra nguy cơ hòa tan và hấp thụ chất gây ung thư sẽ tăng lên. Nếu cơ thể ở tình trạng kích thích này trong một thời gian dài, nó có khả năng sản xuất tế bào khối u, có nguy cơ cao dẫn đến ung thư đại trực tràng.
Khuyến nghị bạn nên ăn uống lành mạnh bằng cách ăn ít hoặc không ăn thịt mỡ, nội tạng động vật, trứng cá và các thực phẩm khác giàu chất béo bão hòa và cholesterol nếu không ăn đủ rau và các chất khác. Đồng thời, dầu thực vật được giới hạn ở mức 20-30 gram mỗi người mỗi ngày (khoảng 2-3 muỗng canh), 1 kg rau mỗi ngày, 0.5 kg hoa quả.
2. Nỗi lo lắng, căng thẳng
Làm suy yếu khả năng miễn dịch để phòng chống ung thư
Những người bị trầm cảm, có các vấn đề về tình cảm và đau khổ thường có hệ miễn dịch tương đối yếu, chúng có nguy cơ không thể loại bỏ các tế bào bất thường và cuối cùng tạo ra các tế bào ung thư.
Sau khi nhiều người bị ung thư, các bác sĩ khuyên nên có thái độ sống và tâm trạng tốt. Trong điều trị ung thư, nếu bạn tự tin chiến đấu với bệnh ung thư, tỷ lệ sống sót sẽ tăng lên một cách tự nhiên, ngược lại, khi đối mặt với bệnh ung thư, những người mất tự tin sẽ có tỷ lệ sống thấp hơn đáng kể.
Do vậy, cho dù là bạn có mục tiêu ngăn ngừa ung thư hoặc đang điều trị ung thư, một thái độ sống tốt là yếu tố rất quan trọng.
3. Muối
Ăn lượng muối cao làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày lên gấp 2 lần
Ăn quá mặn có thể gây tổn thương mãn tính cho hàng rào niêm mạc dạ dày, điều này sẽ làm tăng tính nhạy cảm với chất gây ung thư và dẫn đến ung thư dạ dày.
Những người có chế độ ăn nhiều muối có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao gần gấp đôi so với những người có chế độ ăn nhẹ.
Điều này là do muối quá nhiều có thể gây ra áp suất thẩm thấu cao, phá hủy tác dụng bảo vệ của niêm mạc dạ dày và sau đó làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Hiệp hội Dinh dưỡng Trung Quốc khuyến cáo người trưởng thành khỏe mạnh nên tiêu thụ 6g muối mỗi ngày. Các món ăn chứa muối như rau ngâm, ô mai mặn, món ăn chế biến sẵn, giăm bông và các sản phẩm chế biến khác chứa lượng natri cao thì nên cố gắng ăn ít.
4. Khói thuốc
Tác nhân đắc lực gây ra đột biến gen
Các nghiên cứu cho thấy rằng, khói thuốc lá chứa hơn 7.000 hợp chất và hàng trăm chất có hại, bao gồm các chất gây ung thư và các tác nhân thúc đẩy ung thư.
Do đó, hút thuốc không chỉ gây đột biến ác tính mà còn gây ra các hợp chất khủng khiếp và các chất có hại trong khói thuốc lá. Nó sẽ tăng tốc thiệt hại của gen và ngăn chặn sự sửa chữa gen, do đó gây ra ung thư.
5. Rượu
Người uống rượu hay đỏ mặt dễ bị biến đổi gen
Rượu được chuyển hóa trong cơ thể và trở thành chất acetaldehyd. Sự tích tụ acetaldehyd có thể gây ra sự sắp xếp lại nhiễm sắc thể và làm thay đổi vĩnh viễn trình tự DNA, dẫn đến nguy cơ ung thư.
Vì vậy, để an toàn, tốt hơn là bạn nên chú ý uống ít hơn, đặc biệt là những người uống rượu xong bị đỏ mặt, tốt nhất để phòng ung thư là bạn không nên uống.
6. Đường
Tế bào ung thư thích đồ ngọt
Trên thực tế, các tế bào ung thư có xu hướng phát triển nhanh hơn các tế bào bình thường, cần nhiều glucose hơn và chúng cạnh tranh các chất dinh dưỡng với các tế bào bình thường.
Các nhà khoa học Thụy Điển đã thực hiện một cuộc khảo sát kéo dài 9 năm với 80.000 người tham gia, cho thấy những người uống hai cốc nước ngọt mỗi ngày có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy cao hơn 90% so với những người hiếm khi uống nước ngọt.
Những người ăn 5 muỗng cà phê đường mỗi ngày có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy cao hơn 70% so với những người không ăn đường.
Những người áp dụng cách ăn uống với những lát bánh mì thêm mứt và nước ngọt mỗi ngày có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy cao hơn 50% so với những người không ăn.
Kết quả, được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ đã thu hút sự chú ý rộng rãi trong cộng đồng y tế và dinh dưỡng.
7. Sự lười biếng
Ung thư do lười biếng thực sự là đang tồn tại xung quanh bạn
Các bác sĩ rất tiếc phải công bố một lý do gây ung thư hài hước rằng có một loại bệnh gọi là “ung thư lười biếng”, nhưng thực tế, nếu bạn quá lười vận động, thực sự là một kẻ đồng lõa với bệnh ung thư.
Những người vui vẻ và thích thể thao thường có thể chống lại sự phát triển liên tục của các tế bào ung thư.
Khi vận động nhẹ để cơ thể ra mồ hôi và có cảm giác thở gấp, cơ thể con người sẽ sản xuất một lượng endorphin lớn hơn, một loại hormone giúp tăng khoái cảm và tăng cường chức năng thể chất và tinh thần. Từ đó có tác dụng ngăn ngừa sự sinh sôi và loại bỏ tế bào ung thư.
*Nguồn: Health/Sohu