Sứ mệnh Mars Express gửi về những tấm ảnh cực kì rõ nét, có tấm với độ phân giải 1 pixel chứa tới 21 mét thực địa.
Việc có nước ở dạng lỏng trên Sao Hỏa vẫn còn gây nhiều tranh cãi, thế nhưng có thể khẳng định (và cũng có bằng chứng hậu thuẫn) rằng nước đóng băng trên Sao Hỏa thì nhiều lắm. Những tấm ảnh mới nhất từ cơ sở nghiên cứu Sao Hỏa của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu khẳng định rõ thêm điều đó, bằng những tấm ảnh tuyệt vời chụp từ trên cao.
Vệ tinh bay quanh Sao Hỏa đã chụp lại hố thiên thạch Korolev, có đường kính 81,4 km và nằm phía Nam cồn cát Olympia Undae, gần khu vực Cực Bắc của Sao Hỏa. Gần như toàn bộ hố thiên thạch được băng lấp đầy.
Cũng giống Trái Đất, Sao Hỏa cũng có mùa và cũng như Trái Đất, mùa ấm sẽ khiến băng tan. Nhưng mọi sự lại khác tại hố Korolev, tạo bởi một cú va chạm từ lâu lắm rồi và được đặt tên theo kĩ sư tên lửa của Soviet – Serger Korolev.
Nơi đây có đặc điểm địa lý khác biệt có tên “cold trap – bẫy lạnh”, chính xác là tên sao thì nghĩa vậy. Lớp đất nền của khu vực này rất sâu, tới 2 km tính từ rìa hố thiên thạch. Và từ lớp nền đó, một vòm nước băng nổi lên, dày tới 1,8 km và có đường kính 60 km. Ước tính thể tích của khối băng là 2.200 km3, không rõ bao nhiêu phần trong đó là bụi Sao Hỏa.
Khi không khí trên Sao Hỏa lướt qua lớp băng, nó lạnh đi và chìm xuống, tạo thành một lớp không khí lạnh nằm ngay trên bề mặt băng. Bởi không khí truyền nhiệt rất kém, lớp không khí lạnh trở thành lướp cách nhiệt tự nhiên, ngăn băng tiếp xúc với không khí nóng, tránh được việc biến hố băng Korolev thành hồ Korolev.
Trung ở khu vực Cực Bắc Sao Hỏa, có một hố băng khác – hố thiên thạch Louth có đường kính chỉ 36 km.
Dự án Mars Express sẽ tổ chức ăn mừng 15 năm vệ tinh hoạt động vào hôm 25 tới, và nhân dịp sinh nhật, dự án gửi quà cho toàn nhân loại. Năm qua, vệ tihn bay vài lần qua hố thiên thạch Korolev, chụp về những dải ảnh với độ phân giải cực cao.
Bức ảnh dưới đây được ghép lại từ 5 dải ảnh chụp các góc khác nhau, với mỗi pixel tương đương với 21 mét thực địa.