Liệu pháp tự đào thải tế bào ung thư hay còn gọi là miễn dịch có thay thế được phương pháp điều trị ung thư truyền thông hay không?
Con người vẫn là thứ tiên quyết
Lần đầu tiên một nghiên cứu về liệu pháp điều trị ung thư giành giải Nobel. Sau khi, nghiên cứu về liệu pháp điều trị ung thư được công bố không ít người cho rằng phương điều trị ung thư hiện nay (hóa trị, xạ trị) đã quá cũ. Tác dụng phụ của xạ trị, hóa trị khiến cho bệnh nhân ung thư chết vì suy giảm miễn dịch trước khi tế bào ung thư bùng phát.
GS. Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội ung thư Việt Nam cho hay giải Nobel y học liệu pháp điều trị ung thư bằng miễn dịch trao cho hai nhà bác học James P Allison người Mỹ Tasuku Honjo người Nhật Bản. Đây là hai nhà nghiên cứu về y học chứ không phải bác sĩ điều trị hay dược sĩ (điều trị thuốc).
Công trình nghiên cứu của hai nhà khoa học trên liên quan tới những thành tựu cơ bản. Ông James P Allison đã tìm ra chốt kiểm miễn dịch CTLA. Tương tự vào năm 2000 GS. Tasuku Honjo tìm ra chốt kiểm PD1.
Hiểu một cách đơn giản trong cơ thể con người có hệ thống miễn dịch để chống lại các vi khuẩn, vi rút, vật lạ xâm nhập còn gọi là hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch có các tế bào để tạo ra các kháng thể để tiết vi khuẩn hay còn gọi là tế bào B.
Hệ thống miễn dịch còn có một loại tế bào khác là tế bào T có khả năng chống lại ung thư. Tuy nhiên, tế bào T không hoạt động được khi gặp tế bào ung thư vì tế bào ung có chốt kiểm miễn dịch.
Khi tế bào T gặp chốt kiểm miễn dịch bị kìm lại. Để giúp cho tế bào T có thể hoạt động thì phải ức chế chốt kiểm miễn dịch.
Dựa vào nghiên cứu tìm ra chốt kiểm miễn dịch của hai nhà khoa học các nhà sản xuất dược đã tạo ra loại thuốc miễn dịch điều trị ung thư.
“Liệu pháp ung thư bằng miễn dịch là một thành tựu bứt phá, bắt đầu từ 2011 mới bắt đầu có thuốc về liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư. Việc ra đời phương pháp điều trị ung thư mới không có nghĩa là các phương pháp có trước đó sẽ bị cũ và lạc hậu”, GS Chấn Hùng nói.
Liệu pháp miễn dịch là bước đột phá mới hỗ trợ các biện pháp điều trị truyền thống.
Theo giáo sư Chấn Hùng các phương pháp điều trị càng phong phú sẽ giúp cho bác sĩ có thêm lựa chọn điều trị cho bệnh nhân. Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết vẫn là con người, bác sĩ cần phải chẩn đoán chính xác, lựa chọn phương pháp phù hợp với bệnh và giai đoạn bệnh.
Có bệnh nhân dùng riêng một phương pháp có bệnh nhân phải phối hợp 1-2 phương pháp điều trị.
“Cách điều trị ung thư này tôi thường gọi là điều trị ung thư ứng hợp cho từng bệnh nhân”, GS. Chấn Hùng chia sẻ.
Cụ thể, bệnh nhân ung thư vú nếu do nội tiết gây ra sẽ dùng thuốc kháng Estrogen phù hợp cho bệnh nhân. Nhưng nếu bệnh nhân ung thư vú mang gen đột biến HER – 2 (ung thư này sẽ bùng phát dữ dội) sẽ dùng thuốc trúng đích để kìm và hóa giải.
Với bệnh nhân ung thư phổi mổ được, nếu có tế bào ung thư lan tràn cần dùng thêm thuốc hóa trị. Khi thuốc hóa trị không hiệu quả thử có đột biến gen thay hóa trị bằng thuốc nhắm trúng đích.
Trong trường hợp tất cả các phương pháp ung thư phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, trúng đích không hiệu quả bác sĩ sẽ dùng tới liệu pháp miễn dịch.
Bệnh nhân ung thư có cần phải lo ngại xạ trị, hóa trị, phẫu thật
GS. Chấn Hùng khẳng định các phương pháp ung thư truyền thống như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, trúng đích vẫn phát huy hiệu quả điều trị.
Ví dụ, xạ trị là phương pháp điều trị ung thư dùng tia phóng xạ giết tế bào ung thư. Khi tia xạ tiêu diệt tế bào ung thư cũng sẽ ảnh hưởng tới tế bào thường.
Các phương pháp điều trị ung thư truyền thống không hề cũ.
GS. Chấn Hùng cho hay: “Nhiều bệnh nhân gặp tác dụng phụ của tia phóng xạ đã nói hơi quá khiến cho các bệnh nhân khác sợ không dám điều trị. Nhưng bệnh nhân không biết được loại ung thư mình mắc phải dùng phương pháp xạ trị chứ không có phương pháp khác thay thế”.
Trước đây máy móc xạ trị chưa tân tiến bệnh nhân thường gặp tác dụng phụ, thì ngày nay tác dụng là rất ít. Vì các bác sĩ đánh giá khối u chính xác và máy móc hiện đại giúp bắn tia chính xác đúng vào khối ung thư. Bệnh nhân ung thư sẽ giảm thiểu được tác dụng phụ quá lớn.
Theo GS. Chấn Hùng không chỉ ngại xạ trị, một số bệnh nhân còn rất sợ hóa trị vì tin rằng thuốc giết chết tế bào ung thư và cả tế bào thường.
GS. Chấn Hùng giải thích: “Tế bào ung thư là các tế bào phát triển tốc độ rất nhanh so với tế bào thường. Các loại thuốc hóa trị uống vào sẽ đánh trực tiếp vào tế bào ung thư hay nói các khác là các tế bào phát triển nhân lên nhanh”.
Tuy nhiên, cơ thể con người cũng có cơ quan tế bào phát triển nhanh như: chân tóc, tế bào máu, cơ quan tiêu hóa.
Do vậy bệnh nhân sẽ gặp những tác dụng phụ khi điều trị như: rụng tóc; người xanh xao thiếu máu do mất hồng cầu; nôn ói, khó tiêu, nôn mửa… do đường tiêu hóa dạ dày – ruột, tế bào sinh sôi nhanh bị ảnh hưởng của thuốc điều trị.
GS. Chấn Hùng khẳng định những tác dụng phụ này đều có thể khắc phục được. Nếu bạch cầu của bệnh nhân xuống thấp bác sĩ sẽ cho kiểm tra máu và cho bệnh nhân dùng thuốc để bạch cầu tăng trở lại. Tác dụng phụ khác như rụng tóc, nôn sau khi dùng điều trị sẽ không còn.
Không ít bệnh nhân ung thư sợ “hơi dao, hơi kéo” GS. Chấn Hùng cho biết hiện nay kỹ thuật mổ đã tiến bộ hơn rất nhiều. Mổ đúng cách gây mê hồi sức, bác sĩ được đào tạo đúng cách nếu ung thư sớm mổ kết quả tốt nhất.
Ví dụ, như ung thư ruột cắt ruột đi và nối lại không phương pháp nào có thể tốt hơn. Ung thư phổi ở giai đoạn sớm thuốc điều trị chắc chắn sẽ không được bằng mổ.
“Tôi để khẳng định không một phương pháp điều trị ung thư nào bị bỏ quên. Các phương pháp ung thư hỗ trợ nhau giúp cho bệnh nhân điều trị đặt hiệu quả cao nhất”, GS. Chấn Hùng nói.