Liên tiếp đưa ra 2 hành động táo bạo trong 1 tuần, Triều Tiên lật ngược thế cờ với Mỹ

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: KCNA.

2 hành động trong một tuần vừa rồi cho thấy lãnh đạo tối cao Kim Jong-un cảm nhận được rằng, với sự hỗ trợ từ Trung Quốc, Triều Tiên có thể lấy lại được thế cân bằng với Mỹ.

Thứ Năm tuần trước, Bình Nhưỡng tuyên bố thử một loại “vũ khí dẫn đường chiến lược” mới, không có thêm thông tin chi tiết. Sau đó, cùng ngày, quan chức ngoại giao cấp cao của nước này là Kwon Jong-gun có tuyên bố công khai kêu gọi Washington thay thế Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo với tư cách là trưởng đoàn đàm phán.

2017 – 2018: Mỹ phô trương sức mạnh

Toàn bộ những biến chuyển từ năm 2017 – 2018, khi chính quyền Tổng thống Trump tiếp cận với Triều Tiên là sự phô trương quyền lực của nước Mỹ.

Năm 2017, sức ép được dồn lên Bình Nhưỡng, bằng cách tuyên bố việc sẵn sàng sử dụng lực lượng quân sự vượt trội của Mỹ để chống lại Triều Tiên. Cuối năm đó, ông Trump cũng đe dọa trả đũa các mối đe dọa của từ Triều Tiên bằng “lửa giận và cơn thịnh nộ mà thế giới chưa bao giờ chứng kiến” trên Twitter.

Trong một tweet khác, ông nói rằng nếu Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên lặp lại những suy nghĩ về của “Người tên lửa” (Little Rocket Man, ám chỉ ông Kim Jong-un), họ sẽ không tồn tại được lâu.

Năm 2018, áp lực được thay đổi từ “cây gậy” sang “củ cà rốt” khi Washington chấp nhận lời đề nghị đàm phán cấp cao dựa trên nguyện vọng phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, đồng nghĩa với việc chấm dứt liên minh Mỹ – Hàn và rút quân đội Mỹ khỏi Hàn Quốc.

Tổng thống Trump đã đóng vai trò quen thuộc trong sự nghiệp của mình trước khi làm tổng thống, đưa cho ông Kim Jong-un một thỏa thuận liên quan đến việc Mỹ sẽ giúp Triều Tiên thịnh vượng bằng cách mở cửa cho đầu tư nước ngoài và du lịch nghỉ dưỡng.

Ông Trump thậm chí đã mang đến hội nghị thượng đỉnh tại Singapore hồi năm 2016 một video do Mỹ sản xuất cho thấy con đường của Mỹ, từ một nhà phát triển bất động sản đến một nhà đầu tư tiềm năng.

Đến lúc Triều Tiên “lật ngược thế cờ”

Đòn bẩy này của Mỹ, tuy nhiên, phần lớn tỏ ra không hiệu quả. Bình Nhưỡng cũng không vội vã “ngả vào” lời cam kết của Washington về sự thịnh vượng để đổi lấy phi hạt nhân hóa, vì hai lý do chính đáng: Đầu tiên, ít nhất tại thời điểm này, các nhà đầu tư nước ngoài chưa háo hức xếp hàng để đầu tư vào Triều Tiên.

Thứ hai, ngay bản thân Bình Nhưỡng không muốn sự ảnh hưởng kinh tế từ nước ngoài (và, chắc chắn kèm theo đó là ý thức hệ) ồ ạt vào Triều Tiên, họ muốn một dòng tiền và hàng hóa “an toàn”, Denny Roy, chuyên gia về Triều Tiên tại Mỹ nhận định.

Năm 2017, việc thực thi lệnh trừng phạt kinh tế của Trung Quốc đối với Triều Tiên đã đạt đến đỉnh điểm. Nhưng cuộc tấn công hòa bình đa hướng mà ông Kim Jong-un bắt đầu từ năm 2018 đã giúp ông không chỉ có nhiều cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mà còn kêu gọi Trung Quốc giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt. Trung Quốc giờ có thêm quân bài khi thương lượng với Washington còn Bình Nhưỡng có thêm vị thế trong đàm phán với Mỹ, nhờ quan hệ nồng ấm trở lại với Bắc Kinh.

Những gì chúng ta chứng kiến bây giờ là Bình Nhưỡng đang khẳng định lợi thế của mình với Mỹ. Tổng thống Trump đã rất háo hức tuyên bố chiến thắng trong vấn đề vũ khí hạt nhân của Triều Tiên sau hội nghị thượng đỉnh đầu tiên vào tháng 6/2018.

Ông đã tuyên bố không còn mối đe dọa hạt nhân nào từ Triều Tiên. Cả Tổng thống Trump và Ngoại trưởng Mỹ Pompeo đã liên tục viện dẫn việc ngừng thử nghiệm hạt nhân và tên lửa tầm xa của Triều Tiên là dấu hiệu hữu hình cho thấy chính sách của chính quyền Trump đối với Triều Tiên đã thành công. Nếu lệnh cấm thử nghiệm của Triều Tiên chấm dứt, tuyên bố của ông Trump về một thành công trong chính sách đối ngoại quan trọng sẽ trở nên không chắc chắn.

Thông báo của Bình Nhưỡng về một cuộc thử nghiệm vũ khí chiến thuật dẫn đường, dường như được tính toán để gửi thông điệp rằng họ biết về tình thế khó khăn của ông Trump và có thể khai thác nó nếu Washington tiếp tục áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế đối với Triều Tiên. Quan trọng, Bình Nhưỡng đang nói ám chỉ rằng, họ có thể đang thử nghiệm tên lửa một lần nữa và lần tới có thể sẽ là một vũ khí dẫn đường chiến lược, một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, chuyên gia Mỹ lưu ý.

Bình Nhưỡng thích đàm phán trục tiếp với ông Trump thay vì các cố vấn chuyên gia của ông. Tuy nhiên, việc công khai yêu cầu ông Trump gạt ông Pompeo sang bên lề vẫn cho thấy sự táo bạo, cho thấy sự tự tin đáng kể của nhà lãnh đạo Triều Tiên. Điều này cũng cho thấy ông Pompeo đã và đang làm một công việc hợp lý trong việc tạo sức ép lên Bình Nhưỡng.

Với sự hỗ trợ từ Trung Quốc và Nga trong việc giúp Triều Tiên lách lệnh trừng phạt, và với việc Tổng thống Trump cần một thành công trước cuộc bầu cử năm 2020, giờ đây đến lượt ông Kim Jong-un gia tăng áp lực.