Làm sao vượt qua 360 độ “vỡ mộng” khi bước vào đại học?

Không phải ngẫu nhiên mà lời động viên “Cố đậu đại học đi rồi tha hồ sướng!” lại được bao thế hệ cô cậu sinh viên kháo nhau là “câu dối lừa nhất đời học sinh”.

Cũng như nhiều bạn trẻ năm nhất, Lâm Vĩnh Nguyên – cựu sinh viên trường Đại học Công nghệ Thông tin cũng đã trải qua 72 “kiếp nạn” của cuộc sống sinh viên. Nguyên tuổi 18 đã làm gì để thích nghi, và bí kíp nào của Nguyên sẽ giúp bạn có những trải nghiệm tuyệt vời thời sinh viên?

Nếu Nguyên biết được khi còn 18…

Cũng như mọi sinh viên vừa chân ướt chân ráo bước vào giảng đường đại học, Nguyên chỉ nghĩ đến việc thoát khỏi sự kìm kẹp của gia đình để chính thức bước vào quãng đời màu hồng: tự do và được làm mọi thứ mình muốn. Nhưng sự thật là?

Làm sao vượt qua 360 độ “vỡ mộng” khi bước vào đại học? - Ảnh 1.

Lên Đại học sẽ có người yêu? Sợ dây thực tế đã kéo Nguyên ra khỏi viễn cảnh thơ ngây này.

+ Chuyện cuối tháng mì tôm không còn trong “truyền thuyết”:

Quả thật, có làm sinh viên thì không ai là không đau đầu với câu hỏi: Làm sao “sống sót” đến cuối tháng mà không phải hát bài ca mì gói ngày hai bữa? Những bữa cơm nhà đã trở nên “xa xỉ” đến mức chỉ cần nhận được “hàng tiếp tế” của ba mẹ gửi lên cũng đủ làm bạn sung sướng không thua điểm 10 cuối kỳ.

+ Cách học cũng làm bạn “sốc” văn hóa:

Thời cấp III, chỉ cần chăm chỉ học bài thì bạn sẽ ẵm điểm cao như bỡn. Còn ở đại học, nếu bạn không có khả năng tự học, làm việc nhóm, giải đề cương, làm bài luận, thuyết trình… thì việc qua môn thôi cũng là thử thách khó nhằn.

+ Phải “cày” kỹ năng mềm để theo kịp bè bạn:

Ác mộng chưa dứt, đừng quên bạn không chỉ đối phó với deadline bài vở, tiền sinh hoạt, chuyện làm thêm và mà còn phải dành thời gian để trau dồi những kỹ năng mềm khác.

“Bí kíp luyện rồng” vượt ải năm nhất

Dọa đủ rồi! Đừng quá lo lắng vì từ những “nai tơ”, bạn có thể trở thành “trùm” sinh viên bằng những kinh nghiệm hữu ích của Nguyên. Trong vai một tân sinh viên nhìn đời bằng lăng kính màu hồng, rồi “vỡ mộng” và tự mình “hóa rồng”, Nguyên đã đúc kết được 3 bí quyết để cuộc sống sinh viên dễ dàng hơn.

+ Bạn bè tiếp sức – ngại gì điểm số:

Lên đại học là lúc bạn sẽ thật sự hiểu được câu nói “Muốn đi nhanh hãy đi một mình. Nhưng nếu muốn đi xa, hãy đi cùng nhau”. Đừng bỏ qua cơ hội cùng bạn bè của mình học nhóm, thuyết trình, tham gia các hoạt động trường lớp, xã hội để trau dồi khả năng teamwork và rất nhiều kĩ năng khác…

+Làm thêm không khó, nhưng hãy chọn việc mang lại nhiều lợi ích nhất:

Có rất nhiều lựa chọn làm thêm để bạn có thêm tiền tiêu vặt và sinh hoạt. Dù mỗi công việc đều có cái hay riêng, nhưng thay vì chọn công việc chân tay như bưng phở, bán café, Nguyên chọn… xin tiền bố mẹ và dành thời gian để học thêm những lĩnh vực mình yêu thích: Thiết kế – Design.

Sau thời gian mày mò với design và làm freelancer, cuối cùng thì Nguyên cũng có thể kiếm tiền bằng công việc mình yêu thích và công việc này còn bổ trợ thêm cho sự nghiệp sau này của cậu chàng. Lời khuyên do các bạn trẻ nếu đã dành thời gian đi làm thêm, hãy chọn công việc để tối đa hóa lợi ích ở thì hiện tại lẫn tương lai.

Làm sao vượt qua 360 độ “vỡ mộng” khi bước vào đại học? - Ảnh 2.

Chọn việc làm thêm, đừng ngại việc trí óc

+Học bổng không chỉ dành cho “con nhà người ta”:

Vô tình luyện bí kíp, sau khi nhận được học bổng học bổng SCG Sharing The Dream – một chương trình học bổng uy tín đã được thành lập hơn 10 năm, Nguyên đúc rút học bổng không hề dành riêng cho siêu nhân có bảng điểm khủng, “nằm vùng” ở mọi hoạt động ngoại khóa. “Đừng nghĩ học bổng chỉ dành cho siêu nhân, bạn hoàn toàn có thể đạt được nếu học tập chăm chỉ, có ước mơ và định hướng rõ ràng” – Anh chàng chia sẻ.

Đối với những sinh viên đang gặp khó khăn về tài chính nhưng có ước mơ, có định hướng học tập rõ ràng, học bổng SCG Sharing The Dream như phao cứu sinh chính hiệu. Nhờ có học bổng, Nguyên có thể an tâm học hành hơn, lại có thêm nhiều bạn bè cùng chia sẻ giúp đỡ mà đến tận bây giờ cậu vẫn còn thân thiết.

Làm sao vượt qua 360 độ “vỡ mộng” khi bước vào đại học? - Ảnh 3.

Đau đầu vì hóa đơn mỗi tháng? Đã có học bổng gõ cửa!

Không chỉ thế, trong năm nay, học bổng Sharing The Dream có những thay đổi mới mẻ để hỗ trợ sinh viên ở nhiều ngành khác nhau, không chỉ trong 1 năm mà suốt quá trình học đại học của các bạn.

Bạn học được điều gì ở tuổi mười tám?

Bằng sự nỗ lực và kinh nghiệm tích lũy sau mỗi lần “vỡ mộng”, Nguyên của 25 đã thành công ở một chân trời mới. Ở tuổi 18, bạn cũng như Nguyên, sẽ có rất nhiều cơ hội để quyết định 20 tuổi bạn là ai, 30 tuổi bạn đã làm được gì.

Làm sao vượt qua 360 độ “vỡ mộng” khi bước vào đại học? - Ảnh 4.

Lâm Vĩnh Nguyên ở thì hiện tại, sẵn sàng chinh phục nước Nga xa xôi

Nguyên của tuổi 25 vẫn còn đối mặt với thử thách mỗi ngày, nhưng cậu đã tự tin hơn và tiếp tục theo đuổi ước mơ ở nước Nga – một hành trình tuy xa nhưng chắc chắn sẽ đem đến cho anh bạn những trải nghiệm xứng đáng.

Bạn cũng muốn được như Nguyên? Xắn tay lên, nhặt bí kíp và vượt qua thôi!

Lâm Vĩnh Nguyên – là gương mặt nổi bật của cựu học sinh Học bổng CMUM. Cùng lúc đậu 2 trường ĐH hàng đầu Việt Nam là ĐH Y Dược và ĐH Công Nghệ Thông Tin ĐHQG TP.HCM và tham gia tích cực vào các hoạt động thanh niên khác (Ban chỉ huy chiến dịch Mùa hè xanh tại trường ĐH, Top 5 Thủ Lĩnh Sinh Viên…) – Nguyên được nhận học bổng toàn phần tại trường ĐH Tổng Hợp Hữu Nghị Các Dân Tộc Nga để theo đuổi đam mê của mình là công nghệ thông tin.

Ít ai biết được rằng, đằng sau những thành công trên là một quá trình nỗ lực không ngừng của một cậu bé từng nghỉ học 3 năm liền, bán quần áo “la” để cùng cha mẹ trang trải cuộc sống khó khăn.

Học Bổng Sharing The Dream là dự án tiêu biểu của tập đoàn SCG kể từ năm 2007 nhằm hỗ trợ phát triển con người thông qua giáo dục. Trong những năm qua, học bổng đã trở thành người đồng hành với nhiều thế hệ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, giúp các bạn vượt qua thử thách trên hành trình thực hiện ước mơ. Trong năm nay, học bổng SCG không chỉ hỗ trợ tài chính cho các bạn trong suốt 4 – 5 năm đại học tuỳ theo ngành học, sinh viên còn có nhiều cơ hội tham gia các hoạt động đào tạo kỹ năng khác do SCG tổ chức.