Khởi sắc triển vọng kinh tế 2023: Phục hồi và phát triển bền vững

Sự phục hồi của nền kinh tế trong năm 2022 được xem là “điểm tựa” để nền kinh tế tiếp tục đà phục hồi trong năm 2023.

gfgg

Sự phục hồi của nền kinh tế trong năm 2022 được xem là “điểm tựa” để nền kinh tế tiếp tục đà phục hồi trong năm 2023. Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cho năm 2023 được Quốc hội thông qua khá thận trọng như là bước đi chậm lại để nền kinh tế phục hồi và phát triển bền vững…

TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV – Thành viên hội đồng tư vấn chính sách tài chính – Tiền tệ Quốc gia: “Năm 2023, trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái cục bộ và so với mức nền cao của năm 2022, dự báo GDP Việt Nam tăng trưởng chậm lại, khoảng 6 – 6,5%. CPI bình quân của Việt Nam sẽ còn tăng cao trong năm 2023 (4 – 4,5%) trước khi trở lại quỹ đạo khoảng 3,5 – 4% từ năm 2024. Qua nghiên cứu sơ bộ, năng lực chống chịu của nền kinh tế Việt Nam hiện ở mức “trung bình – khá” trong khi, rủi ro và thách thức là khá lớn.

hfg

TS. Cấn Văn Lực

Do đó, trong năm 2023 và các năm tiếp theo, cần tập trung ưu tiên cải thiện một số lĩnh vực như: Chất lượng tăng trưởng; Phát triển cân bằng thị trường tài chính; Tăng mức độ tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, tăng nội lực, nội địa hóa các yếu tố đầu vào; Tháo gỡ các rào cản tăng trưởng bền vững liên quan đến chất lượng thể chế; Chú trọng giải quyết các điểm yếu về xã hội – môi trường, đặc biệt là năng lực y tế, chất lượng giáo dục, giảm khí phát thải và tăng năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu…”.

TS.Trần Toàn Thắng – Trung Tâm Thông Tin Và Dự Báo Kinh Tế – xã hội QuốC gia (nCiF): “nỗ lực Thực hiện các giải pháp Thúc đẩy Tăng Trưởng kinh Tế…”:

“Sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2023 sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ việc thực hiện Chương trình phục hồi kinh tế 2022 – 2023. Dự báo Việt Nam vẫn sẽ cố gắng duy trì mục tiêu ổn định lãi suất và tỷ giá, giữ mặt bằng lãi suất ở mức thấp để hỗ trợ tăng trưởng.

hgh

TS.Trần Toàn Thắng.

Về chính sách tài khóa, hợp phần đầu tư của Chương trình hỗ trợ lên đến khoảng 1,6% GDP – dự kiến sẽ được triển khai chủ yếu từ năm 2023 trở đi. Tuy nhiên, với nền tảng tăng trưởng khá cao trong năm 2022, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023 sẽ chậm lại – từng bước trở về trạng thái trước Covid-19 do sức bật cầu trong nước có thể không mạnh mẽ như năm 2022.

Giá cả nguyên vật liệu tăng cao bắt đầu chuyển hóa rõ nét hơn vào chi phí sản xuất. Xuất nhập khẩu có thể tăng chậm hơn so với năm 2022 do tình trạng khó khăn kéo dài của các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam.

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài dự báo vẫn ở mức thấp do các rủi ro kinh tế toàn cầu gia tăng. Kinh tế Việt Nam năm 2023 đi theo kịch bản nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Diễn biến xung đột Nga – Ukraine; Sự phục hồi của kinh tế toàn cầu đặc biệt là các đối tác kinh tế lớn của Việt Nam. Cùng với đó là nỗ lực thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế – xã hội …”.

GS.TSKh Nguyễn Mại – Chủ TịCh hiệp hội Doanh nghiệp đầu Tư nướC ngoài (VaFiE): “Nếu cải cách tốt, thu hút FDi không đáng lo ngại…”:

“Năm 2023, Quốc hội đã thông qua mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5.%, nếu phấn đầu tốt tăng trưởng sẽ cao hơn. Về thu hút đầu tư nước ngoài (FDI), theo tôi không ngại lắm vì theo đánh giá của các tổ chức quốc tế cũng như nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) thì cả 3 tín hiệu đều rất tích cực. Thứ nhất, Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn so với các nước trong khu vực mặc dù có cạnh tranh lớn, đặc biệt với Ấn Độ và Indonesia nhưng chúng ta vẫn đứng thứ ba sau 2 quốc gia này.

gfgggg

TS.Trần Thị Hồng Minh – Viện Trưởng Viện nghiên cứu và Quản lý Kinh tế TW (CiEm): “Cần tận dụng lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do…”:

“Năm 2023 được dự báo là năm có nhiều khó khăn, thách thức đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp và tận dụng được cơ hội từ những khó khăn, thách thức đó. Chúng ta có thể sử dụng lợi thế khi các nước đã dần phục hồi và mở cửa thị trường để tăng cường xuất khẩu, nhất là các nước có mối quan hệ thương mại với Việt Nam… Cùng với đó, chúng ta đã là thành viên của các Hiệp định thương mại thế hệ mới (FTA).

Ông hoàng Quang phòng – phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam: “Doanh nghiệp phải quyết tâm và đổi mới sáng tạo hơn…”:

“Bất chấp những bất ổn của thế giới, kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục hồi phục mạnh mẽ. Sự phục hồi ấn tượng của Việt Nam sau đại dịch Covid-19 được các tổ chức quốc tế và truyền thông nước ngoài ghi nhận… Có được kết quả đó không thể không khẳng định sức đóng góp và sự sáng tạo không biết mệt mỏi của DN.

Tuy nhiên, khu vực DN đông về số lượng nhưng quy mô, tiềm lực không mạnh, sức chống chịu và khả năng cạnh tranh còn hạn chế. Năm 2023 là năm sơ kết, đánh giá giữa kỳ các kế hoạch 5 năm về kinh tế – xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế, đầu tư công, tài chính công…

Các kết quả đạt được của năm 2023 sẽ là cơ sở quan trọng để nước ta tiếp tục phấn đấu thực hiện các mục tiêu 5 năm đã đề ra. Tuy nhiên, sơ bộ đánh giá cho thấy 2023 cũng là năm dự kiến có rất nhiều khó khăn, thách thức, cả quốc tế và trong nước.

Trong bối cảnh khó khăn, thách thức đó, các DN Việt càng phải nỗ lực hơn, quyết tâm hơn và đổi mới sáng tạo hơn để thực sự phát triển. Mục tiêu của VCCI mong muốn là DN tư nhân đăng ký chính thức theo Luật DN đến năm 2025 có đóng góp 15% GDP; Năm 2030 có đóng góp 20% của GDP (hiện tại, con số đóng góp mới khoảng 9% GDP); Có ít nhất 10 tập đoàn tư nhân trong nước quy mô lớn trong lĩnh vực công nghiệp và 10 tập đoàn tư nhân trong nước quy mô lớn trong lĩnh vực dịch vụ…

Do vậy, sự phát triển của DN cũng cần theo hướng bền vững. Đến năm 2025, có ít nhất 20% số DN sản xuất được vận hành theo cơ chế kinh tế tuần hoàn. Tỷ lệ nội địa hoá các ngành tăng thêm 10%; Tỷ lệ lao động có kỹ năng tăng 10 bậc so với hiện tại theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế Thế giới – WEF (hiện Việt Nam xếp hạng 93/141 quốc gia); Tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt 35%…”.