Hiện tượng băng hà đã làm giảm chín nghìn tỷ tấn (tương đương khối lượng của 27 tỷ chiếc máy bay Boeing) băng trên Trái Đất.
Hiện tượng băng hà đã làm giảm chín nghìn tỷ tấn (tương đương khối lượng của 27 tỷ chiếc máy bay boeing) tổng số băng trên Trái Đất.
Đó là khối lượng mà hiện tượng băng hà (hay còn gọi là sông băng) đã đánh mất chỉ trong 55 năm từ năm 1961 đến năm 2016. Trong một báo cáo trên tờ Nature phát hành vào ngày 08/04/2019, nhóm các nhà khoa học quốc tế thông qua vệ tinh và quan sát trực tiếp đã kết luận rằng, các sông băng của Trái đất đã làm tan chảy một khối lượng băng khổng lồ như vậy chỉ trong nửa thế kỷ qua.
Hiện tượng băng hà (hay còn gọi là sông băng)
Để dễ hình dung, ta có thể coi trọng lượng trung bình của một chiếc máy bay Boeing 747 là 735.000 pounds (tức là gần 350 tấn), thì con số đó sẽ tương đương với 27 tỷ chiếc máy bay như vậy. Con số khổng lồ này cũng cho thấy, trung bình mỗi năm Trái Đất đang đánh mất đi 335 tỷ tấn băng.
Michael Zemp, trưởng khoa Giám sát sông băng thế giới Đại học Zurich, đồng tác giả của nghiên cứu cho biết: “Nói cách khác, mỗi năm chúng ta đánh mất khoảng ba lần khối lượng băng lưu trữ ở đỉnh dãy núi Alps và con số này chiếm khoảng 30% tốc độ tăng trưởng của mực nước biển hiện nay.”
Bản đồ dưới đây được thực hiện bởi Cơ quan Vũ trụ châu Âu, thể hiện những khu vực có khối lượng băng giảm nhanh đáng kể. Alaska dẫn đầu với tổng số hơn 3019 tỷ tấn, tương đương 816 triệu chiếc máy bay 747.
Tuy vậy, sự tan chảy băng rõ rệt ở khu vực Alaska lại không hề đáng ngạc nhiên bởi Bắc Cực hiện đang là khu vực nóng lên nhanh nhất trên Trái Đất, nhanh gấp hai đến ba lần so với các phần còn lại của địa cầu.
Tuy nhiên, thực tế thì, băng tan không phải là nguyên nhân duy nhất khiến cho mực nước biển dâng lên, cụ thể là trong một thế kỷ qua mực nước biển phía bờ Đông của Trái Đất đã dâng lên khoảng 23 cm.
Đại dương đang dần mở rộng, đồng thời hấp thụ một lượng nhiệt lớn, với khoảng hơn 90 phần trăm nhiệt lượng bị giữ lại là từ khí thải nhà kính do con người tạo ra.
Khí nhà kính là nguyên nhân lớn dẫn đến sự dâng cao của nước biển
Hơn nữa, tốc độ băng tan dự kiến sẽ tăng lên khi Trái Đất vẫn tiếp tục nóng lên nhanh chóng với mức carbon dioxide trong khí quyển đạt ngưỡng cao nhất trong hàng triệu năm qua.
Các nhà nghiên cứu của NASA cho rằng, nếu ước lượng một cách thận trọng, thì cho tới cuối thế kỷ 21, mực nước biển dự kiến sẽ dâng cao khoảng 60 – 90 cm. Còn nếu suy tính một cách cực đoan hơn, thì con số này có thể đạt tới 1m8 vào năm 2100.
Mực nước biển được dự đoán sẽ tiếp tục dâng cao
Kể từ những năm 1960, trên thế giới chỉ còn duy nhất một khu vực giữ được khối lượng băng lớn tập trung, đó là Tây Nam Á. Nhưng người hàng xóm Đông Nam Á của nó thì lại đánh mất đi một khối lượng băng tương tự, gạt bỏ những thành tựu chớp nhoáng này.
Nhà hải dương học Josh Willis của NASA cho biết, sau nhiều thập kỷ xem xét và nghiên cứu, chúng ta có thể kết luận lý do dẫn đến sự thay đổi địa hình băng trên quy mô lớn như vậy không phải là do sự thay đổi của thời tiết, biến đổi tự nhiên, núi lửa hay bất kỳ yếu tố thiên nhiên nào khác. “Chúng ta đều biết nguyên nhân chính là do sự nóng lên toàn cầu và chất thải của khí nhà kính. Điều này thậm chí đã được biết đến từ cả 100 năm nay. Và bạn không cần phải là một nhà khoa học sử dụng những phương pháp hiện đại tinh vi để quan sát những gì vẫn đang xảy ra với mẹ Trái Đất.”
Tham khảo: Mashable