Khi yêu thề non hẹn biển, đám cưới xong thì chia ly vì “không hợp tính cách”: Nền tảng cơ bản của một gia đình hạnh phúc không phải sự giàu có hay tình yêu đẹp mà chính là 3 chữ đơn giản này

Nếu vợ chồng đã lựa chọn cùng nhau đi hết cuộc đời, cần phải trân trọng lẫn nhau. Cùng nhau bước đi không hề đơn giản, càng muốn gắn bó thì phải cố gắng càng nhiều.

Trong đám cưới của một cặp đôi trẻ, ông nội của cô dâu đã phát biểu những điều rất xúc động về gia đình. Vào thời điểm đó, chú rể và cô dâu đã hoàn thành các nghi lễ, cha mẹ cả hai bên cũng bày tỏ quan điểm của họ và chúc phúc cho cô dâu chú rể. 

Khi tiệc cưới sắp bắt đầu, ông nội của cô dâu đã bước lên khán đài, và có vài điều muốn nói. Khán giả im lặng. Ông giới thiệu năm nay đã 80 tuổi, cảm thấy rất hạnh phúc khi nhìn thấy con cháu mình thành gia lập thất. Trong khoảnh khắc hạnh phúc đó, ông muốn nói với cháu gái của mình, sự khởi đầu của một gia đình ngày càng hạnh phúc, gắn bó, không phải giàu có, không phải hòa thuận, mà là ba chữ: không oán trách. 

Thế nào là không oán trách?

Gia đình do người đàn ông và người phụ nữ tạo thành. Khi đối diện với vinh hoa phú quý, cả hai có thể cùng nhau hạnh phúc trải qua. Duy chỉ đối mặt với khó khăn, không oán trách đổ lỗi cho nhau; cùng đồng cam cộng khổ, tìm ra phương án giải quyết mới có thể vượt qua những thử thách, và hạnh phúc suốt đời. Một cặp vợ chồng như vậy mới có thể tạo thành một gia đình ngày càng hạnh phúc, bền lâu.

Một gia đình “không oán trách” được thể hiện ở ba điều dưới đây:

1. Khi gặp chuyện không trốn tránh, không đổ lỗi cho nhau

Nhiều gia đình khi chưa giàu có lại thường xuyên có những niềm hạnh phúc bình dị, đơn giản. Nhưng một khi có tiền, họ sẽ thường xuyên xảy ra cãi vã vì cả hai không cùng một mục tiêu. Do đó, muốn biết tương lai của một gia đình, hãy xem thái độ của đôi vợ chồng đối xử với nhau . Thái độ này chính là dù có xảy ra chuyện gì cũng không đùn đẩy, trốn tránh, càng không đổ lỗi cho nhau.

Khi yêu thề non hẹn biển, đám cưới xong thì chia ly vì không hợp tính cách: Nền tảng cơ bản của một gia đình hạnh phúc, gắn bó không phải sự giàu có hay tình yêu đẹp mà chính là 3 chữ đơn giản này - Ảnh 1.

Không trốn tránh, đùn đẩy là cho dù xảy ra những chuyện nhỏ nhặt, hay là đại sự, với tư cách là một thành viên của gia đình, đừng đẩy tất cả trách nhiệm cho đối phương hay vì sai lầm của một bên mà mắng mỏ, hận không thể đem tất cả các lỗi lầm đổ lên đầu người còn lại. Chính kiểu quan hệ như vậy, khiến cho hai người trong quá trình chung sống ngày càng phát sinh ra nhiều vấn đề và cuối cùng là chia tay. 

Còn không chỉ trích lẫn nhau đó là, mọi chuyện đã phát sinh rồi, từ việc trách móc khiến cả hai bên đều không vui, chi bằng kiềm chế cảm xúc để giải quyết vấn đề, như vậy cả hai mới có thể cùng nhau vượt qua khó khăn. 

Giải pháp hiệu quả nhất là khi đối mặt với khó khăn, không đùn đẩy, cũng không trốn tránh trách nhiệm, cho dù là sai lầm của đối phương; việc cần làm trước tiên là giải quyết vấn đề sau đó giúp phía bên kia phân tích nguyên nhân, đây mới là cách để duy trì mối quan hệ vợ chồng lâu dài.

2. Biết tiếp nhận những điểm khuyết điểm của đối phương, cảm thấy không hoàn mỹ là điều bình thường

Không oán trách chính là, biết cách tiếp nhận những tật xấu của đối phương, hơn nữa, cho rằng hai người không hoàn hảo là chuyện bình thường, chứ đừng vì muốn trở nên hoàn hảo mà yêu cầu người còn lại phải thay đổi. 

Vợ chồng sống chung, kỵ nhất việc cả hai muốn đối phương thay đổi theo ý của mình. Đã là vợ chồng thì phải biết thu nhận lẫn nhau, phải hiểu rằng, trên đời không có ai là hoàn hảo. Chỉ có như vậy, dù hai người có gặp phải phong ba bão táp gì thì gia đình này sẽ không bao giờ sụp đổ, đồng thời phải có khả năng phục hồi mạnh mẽ.

3. Luôn nghĩ bản thân chưa làm tròn trách nhiệm, chứ không phải đối phương chưa làm tốt bằng mình

Khi yêu thề non hẹn biển, đám cưới xong thì chia ly vì không hợp tính cách: Nền tảng cơ bản của một gia đình hạnh phúc, gắn bó không phải sự giàu có hay tình yêu đẹp mà chính là 3 chữ đơn giản này - Ảnh 2.

Bất kể là chồng hay vợ trong một gia đình, người này đều có ý nghĩa quan trọng với người kia. Vì vậy, nếu gia đình gặp phải khó khăn, cùng người mình yêu nhất tranh cãi đúng sai là không có ý nghĩa gì, một người thắng chỉ khiến cho người kia càng buồn hơn.

Một đôi vợ chồng chân chính sẽ không bao giờ coi việc đúng sai làm thước đo mối quan hệ, mà hãy suy nghĩ nhiều hơn về việc chỗ nào họ chưa làm tròn trách nhiệm. Đừng luôn nghĩ bản thân chỗ nào cũng xuất sắc, còn người kia thì chưa làm tốt bằng mình. Bằng cách này, cả hai mới thực sự không oán trách, không than phiền, trái tim của cả hai mới thực sự hòa chung một nhịp, như vậy gia đình sẽ ngày càng hòa thuận, gắn bó khăng khít hơn.

Có biết bao nhiêu cặp đôi mới đầu yêu nhau như thể là cả đời sẽ gắn chặt, không thể rời xa, nhưng đến nửa đoạn đường thì mỗi người một ngả, phần lớn do họ không thể nào chịu nổi những hành vi của người kia, rồi bắt đầu oán trách lẫn nhau, từ từ xa cách.

Khi đã lựa chọn cùng nhau đi hết cuộc đời, cần phải trân trọng lẫn nhau. Cùng nhau bước đi không hề đơn giản, càng muốn gắn bó thì phải cố gắng càng nhiều.