Bạn đã có lần nào thức dậy cảm thấy mệt và đầu nặng như đá đeo chưa? Dạ dày của bạn từ chối dung nạp mọi đồ ăn chứ? Và trạng thái mang thai ốm nghén đã gây ra thời gian khó khăn?
Vâng, nếu tất cả những tình trạng trên đây từng là của bạn, ngày dài của bạn thật khó chịu. Bạn đã ăn gì để tồn tại và vượt qua cảm giác ốm mệt? Hãy kiểm tra danh mục thực phẩm mà chuyên gia đưa ra dưới đây.
Thực phẩm cần thiết khi bạn ốm
1. Nước dừa
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Nước dừa đúng là thứ bạn cần khi bạn bị mất nước và bị tiêu chảy, sốt, nôn ói, đau đầu. Nước dừa có chứa lượng ka-li và đường gluco dồi dào và là thứ tốt nhất trong số các đồ uống bù nước.
Nước cây thích cũng tương tự, chỉ khác là hàm lượng đường thấp hơn với 4g so với 15g trong nước dừa.
Một lon nước dừa có 206g nước, giàu ma giê, man gan, vitamin C và chất xơ tiêu hóa.
Bổ sung muối ăn vào nước dừa hoặc nước cây thích có thể cân đối được các chất bi-cac-bo-nat, clo và sự thiếu hụt na-tri. Nó giúp khôi phục chất điện giải của bạn bị mất đi qua phân, chất nôn (khi bạn bị viêm dạ dày ruột) và mồ hôi – là cách giúp bạn hồi phục nhanh nhất.
2. Trà thảo mộc
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Với một số người, trà là nhiên liệu cho cuộc sống. Cơ thể họ không đáp ứng với với bất kỳ chất kích thích nào ngoài một tách trà nóng xuýt xoa. May thay, bạn sẽ không kiêng trà nếu bạn là người nghiện trà và đang ốm mệt.
Nhưng bạn cần bổ sung vài thảo dược vào trà uống của bạn để làm giảm nghẹt mũi hay chảy nước mũi hoặc bị váng đầu như búa bổ. Bạc hà, cỏ xạ hương, cỏ thi, cây cơm cháy, cây cúc bạc, cúc La Mã và gừng là những thứ bổ sung phổ biến.
Những thảo dược này hạn chế sự lây nhiễm vi-rut, giảm viêm, giảm đầy bụng, long đờm, giảm ho, đồng thời nâng cao miễn dịch tổng thể.
Mẹo nhỏ: Cho thêm 1 thìa canh mật ong vào trà thảo mộc của bạn. Hoặc là, nếu bạn có cháu nhỏ bị ho mất tiếng, hãy cho chúng thêm chút mật ong. Mật ong có thể làm giảm tiết gỉ mũi, làm giảm tắc nghẽn phế quản. Vì vậy, trẻ em (hoặc người lớn) có thể ngủ tốt hơn mà không phải chịu đựng những cơn ho.
3. Cháo gà
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Vào ngày mũi bạn bị tắc đặc, cổ họng bạn vừa nóng vừa khô, bát cháo nóng thực là một cứu cánh. Nó giữ cho mũi và khí phế quản của bạn được ẩm và làm giảm viêm họng.
Cháo gà là một lựa chọn được ưu tiên.
Khi bạn nấu món cháo gà, một axit amin tên là cystin được giải phóng từ thịt gà. Axit amin này làm loãng chất đờm (được phát sinh như một cơ chế bảo vệ) trong phổi và đẩy nhanh quá trình chữa bệnh. Quá trình chữa bệnh này diễn ra còn vì cháo gà có thể có tác dụng kháng viêm và tăng cường miễn dịch.
Thêm nữa, thịt gà còn là một trong những nguồn giàu protein tự nhiên cao nhất. Nó sẽ cung cấp rất nhiều sinh lực cần thiết cho cơ thể khi bạn bị ốm. Bạn cũng có thể bổ sung các loại rau khác nhau vào cháo gà. Dinh dưỡng trong rau cũng giúp dọn sạch các đờm dãi và giúp hồi phục cơ thể bạn.
Những người ăn chay thuần và chay thường có thể lựa chọn một cốc nước nóng thay cho cháo gà hay nước ninh xương.
4. Nước ninh xương
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Nước ninh xương là phần quan trọng trong chế độ ăn paleo (của người thượng cổ với chủ yếu xơ và protein tự nhiên). Người ta cho rằng, nước ninh xương, cá, thịt, trái cây và rau là danh mục đồ ăn của người săn bắt và hái lượm thời tiền sử, và thời đó các sản phẩm từ sữa, rượu, ngũ cốc, rau đậu và cafe chưa hề xuất hiện.
Nước ninh xương ống và xương cồ là loại đun nhỏ lửa từ xương bò hay xương gà với gia vị trong thời gian hơn 2 ngày. Nước ninh xương non, xương sườn với cà rốt, hành, tỏi tây, bắp cải, cải xoăn và hỗn hợp cây hương thảo để tăng cường mùi vị và các chất chữa bệnh.
Nước ninh xương như vậy là tổ hợp chất hoạt động tái tạo cơ thể, thông mũi, tăng tiêu hóa và kháng viêm. Bạn có thể sử dụng nước ninh xương như là ăn món súp nước trong. Đó là món ăn nhẹ đối với dạ dày và giúp bạn giảm nhức mỏi cơ thể.
5. Yến mạch
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Trên đây chúng ta nêu đầy đủ tác dụng của protein. Bây giờ đã đến lúc nói về chất bột đường. Chất bột đường không phải lúc nào cũng gây tác hại. Nó cũng giúp tạo dựng một cơ thể khỏe mạnh và tăng cường miễn dịch. Vì dễ tiêu hóa nên yến mạch là một nguồn bột đường lý tưởng bạn có thể lựa chọn, đặc biệt vào những ngày bụng dạ bạn bất an.
Yến mạch là loại ngũ cốc nguyên hạt có chứa chất đường và chất xơ lành như các beta-glucan. Các đa dường này tăng cường miễn dịch của bạn bằng cách kích hoạt các tế bào miễn dịch liên quan đến tiêu diệt mầm bệnh (như các tế bào tiêu diệt tự nhiên, đại thực bào, v.v… ).
Điều đó có nghĩa là các tế bào bạch huyết của bạn sẽ hoạt động nhanh và tốt hơn khi bạn ăn yến mạch. Đó hẳn là thứ bạn cần khi bụng dạ trục trặc hoặc bạn bị cúm, phải không nào?
6. Sữa chua
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Sữa chua giàu protein, vitamin A và B, can xi, phot pho, ka li, kẽm, chất béo bão hòa và rất nhiều lợi khuẩn.
Đó là lý do bạn được khuyên nên ăn sữa chua khi bạn đang phải dùng kháng sinh trong giai đoạn bạn bị cúm, sốt, ngộ độc thức ăn hoặc bị đầy bụng. Nó cũng giúp ổn định ruột và hệ hô hấp sau viêm của bạn bởi các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng.
Thêm nữa, lợi khuẩn hoặc các vi khuẩn axit lac-tic còn sống có trong cốc sữa chua có thể khôi phục hệ vi sinh vật đường ruột bị mất mát hay bị tiêu diệt do điều trị bằng kháng sinh. Theo cách đó, chỉ một lượng ít sữa chua ăn vào sẽ giúp bạn tiêu hóa tốt, và bạn bắt đầu thèm ăn trở lại.
Và cúm sẽ không còn là vấn đề.
7. Gừng
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Gừng được Cục quản lý thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ liệt kê và đánh giá chung là an toàn trong sử dụng và là phương thuốc đối với phụ nữ bị nôn ói khi ốm nghén theo Báo cáo tóm tắt về Thảo dược Anh Quốc. Nó là một trong những thảo dược được sử dụng và nghiên cứu rộng rãi nhất trên thế giới.
Rễ gừng có mùi và hương vị rất đặc trưng. Tinh dầu gừng zingiberen là thành phần chủ yếu. Nó còn chứa các chất khác có vị cay như gingerol, shogaol, parasol, zingerone và hơn 30 hợp chất khác.
Gừng là thứ chống nôn nên được dùng để chữa buồn nôn và nôn ói. Nó hoạt động tại các thụ thể dẫn truyền thần kinh vận động của ruột và do đó làm hết đầy bụng.
Vì nó hoạt động trực tiếp vào hệ thống thần kinh trung ương và dẫn truyền thần kinh, gừng được xem như một phương thuốc hiệu quả nhất đối với nhiều tình trạng bệnh khác nhau, bao gồm tiêu chảy, khó tiêu, đau mình, sốt, buồn nôn và nôn ói. Nó được sử dụng đặc biệt có lợi đối với phụ nữ ốm nghén và những người đang chịu đựng hóa trị.
Chú ý:
• Cafein nổi tiếng là chất kích thích sự tỉnh táo, tăng cường hoạt động của thần kinh vận động và làm giảm sự buồn phiền.
• Uống cafe đen nóng với lượng đều đặn (1-2 cốc) khi bạn bị cúm và sốt có thể giúp bạn giải quyết một số công việc còn dang dở.
• So-co-la đen được biết đến vì các chất bảo vệ tim của nó. Các chất đó còn giúp tăng cường khả năng miễn dịch của bạn.
• Hợp chất hoạt động như theobromin và cafein trong so-co-la đen có thể giúp hồi phục bệnh nhanh hơn.
• Chuối là sự lựa chọn tốt khi bạn đang chịu đựng viêm dạ dày, trào ngược axit hay bị rối loạn tiêu hóa. Nó kích thích sản xuất chất nhầy của niêm mạc dạ dày. Chất nhầy này bảo vệ ống tiêu hóa khỏi bị các dịch tiêu hóa và axit làm bạn ợ chua.
8. Tỏi
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Tỏi có tầm quan trọng tuyệt vời từ lâu đời, có ý nghĩa trong điều trị và có mặt trong mọi bếp ăn trên toàn thế giới. Tỏi nổi tiếng là chất kích thích thèm ăn, tăng cường miễn dịch, kích thích thần kinh, long đờm, kháng viêm và là chất giảm đau.
Vỏ của tỏi có chứa allicin là chất chống vi khuẩn mạnh. Nó chứa các hợp chất có phốt pho, axit amin, dầu ê te, axit hữu cơ, khoáng và các vitamin.
Các nghiên cứu gợi ý rằng tỏi phòng lây nhiễm do vi rut như bệnh cảm lạnh thường. Tỏi cũng chứa chất chống nấm mạnh và vì vậy có thể giúp tránh được lây nhiễm nấm cho đường hô hấp.
Hãy chọn những thứ bạn thích trong danh mục nêu trên và bảo quản chúng phòng cho những ngày bạn bị ốm. Và nếu bạn đang bị ốm, bạn nên tránh những thứ dưới đây.
Những thứ bạn không nên ăn khi bạn đang bị ốm
Cho dù bạn có hay không mắc cúm, đầy bụng hay đang ốm nghén ghê gớm, bạn cần tránh xa những thứ dưới đây:
• Đồ ăn nhiều dầu mỡ và gia vị
• Rau và trái cây không rửa sạch (có thể lẫn sâu bọ)
• Đồ ngọt
• Kem lạnh
• Các loại bánh nướng và thực phẩm chế biến
• Các sản phẩm chua và có tính axit
• Rượu
• Thực phẩm nhiều muối ăn
• Thức ăn lên men và dưa gop
• Nấm lạ hoặc nấm chưa xác định
• Các sản phẩm sữa, sữa tươi chưa tiệt trùng
Tóm tắt chung
Chúng ta có thể khỏi các bệnh như cúm, đau bụng hay chứng khó tiêu nếu như chúng ta quan tâm việc ăn uống. Như tôi luôn nói rằng, cân đối và điều chỉnh thức ăn là bắt buộc.
Nếu bạn cảm thấy buồn nôn, mất nước hay kiệt sức vì những nguyên nhân khác nhau, bây giờ chắc bạn đã biết phải làm gì rồi.
Một khi bạn đã chọn lựa những thứ bạn ưa thích trong danh mục 8 loại thực phẩm, hãy rửa sạch rồi sau đó sử dụng chúng. Nếu bạn bị dị ứng với bất kỳ loại thực phẩm nào trên đây, hãy tư vấn bác sỹ để có chế độ thực phẩm theo yêu cầu.
*Theo StyleCraze