Mỗi sáng thứ hai, chuông báo thức reo lên, ý nghĩ đầu tiên nảy ra trong đầu khi bạn mở mắt ra là gì? “Tôi thực sự không muốn đi làm ngày hôm nay”, “Một ngày dài phía trước lại bắt đầu, đó thực là một điều đáng sợ”, hay “Ồ! Đó quả là một tuần làm việc mới và tràn đầy hứng khởi”.
Bất kể phản ứng của bạn là gì, hãy tự hỏi mình câu hỏi: “Điều gì khiến bạn cảm thấy không có động lực?” Điều gì khiến bạn cảm thấy tiêu cực hoặc tích cực về ngày thứ hai sắp tới? Làm thế nào để có được động lực làm việc như những người thành công khác?
Gặp Nancy
Tôi từng có một đồng nghiệp tên là Nancy. Cô ấy đến công ty đúng 8h mỗi sáng và rời khỏi công ty đúng 6h30ph mỗi tối. Tuy nhiên, trong khi làm việc, cô thường xuyên gắt gỏng với mọi người và phàn nàn về mọi thứ cô không vừa ý.
Tôi đã có một cuộc trò chuyện ngắn với cô ấy trong phòng chờ vào một buổi sáng. Nancy nói rằng cô đã làm việc trong công ty này 20 năm. Tuy nhiên, khi được hỏi vì sao cô ở lại quá lâu như vậy, câu trả lời tôi nhận được đơn giản chỉ là “Tôi không biết. Đó là một công việc ổn định và gần nơi tôi sống“. Sau đó, cô ấy bỏ đi và không nói một lời.
Ví dụ trên đây có lẽ tương tự trường hợp mà vô vàn bạn trẻ đang phải đối mặt ở thời điểm hiện tại.
Thế giới có 2 kiểu người
Một là những người làm những điều giống nhau trong nhiều năm mặc dù họ thừa nhận rằng đó là những điều họ cảm thấy nhàm chán và không hứng thú. Dù trong cuộc hôn nhân, công việc, hay nỗ lực cá nhân, dường như họ chỉ mong muốn đạt đến mức “trung bình” mà không tiến tới bất cứ điều gì “tốt hơn”.
Mặt khác, có những cá nhân luôn hướng tới mục tiêu tích cực, đặt ra và liên tục đẩy mình lên tầm cao hơn. Đó có thể là việc xây dựng chỗ đứng trong công ty, vun vén gia đình, sắm sửa nhà cửa và xe hơi, tự mở một công ty, thậm chí là đi học lại. Những cá nhân này dường như không ngừng phát triển để cải thiện cuộc sống của chính mình.
Vậy sự khác nhau giữa 2 kiểu cá nhân này là gì?
Sự khác biệt giữa hai kiểu người này đó là động lực. Hay nói cách khác, đó là sức mạnh giúp bạn vượt qua những thách thức và trở ngại để đạt được mục tiêu của mình.
Không có động cơ, bạn sẽ từ bỏ sau một vài lần thất bại, ngay cả trong thử thách đầu tiên. Hoặc, như trường hợp của Nancy, bạn sẽ chỉ ở một nơi không vui nhưng chưa làm gì để tiến lên phía trước.
Động lực là gì?
Dù bạn có nhận ra hay không, động lực là một sức mạnh rất lớn trong cuộc sống. Nó cần phải được khai thác để bạn nổi trội và thực sự thích thú với những điều bạn làm hàng ngày.
Thật không may, nhiều người khái quát quá mức cụm từ “động lực”. Chúng ta nghĩ rằng động sẽ ở một trong hai trạng thái: có hoặc không.Nhưng động lực không phải là một công tắc. Động lực là một dòng chảy.
Bạn có thể liên tưởng về động lực mà chúng ta muốn đạt được như Mặt Trời (tự duy trì và lâu dài), cung cấp một dòng năng lượng liên tục cho mọi sự sống trên Trái Đất. Cũng giống như Mặt Trời, “động cơ thúc đẩy” của bạn có các lớp khác nhau, bắt đầu từ lõi và lan ra bề mặt. Bề mặt là những gì bạn thấy, nhưng quá trình thực sự được thúc đẩy là từ cốt lõi và đó là phần quan trọng nhất.
Nếu bạn có thể tạo ra động cơ thúc đẩy tự duy trì, bạn sẽ không chỉ tìm thấy ý nghĩa và mục đích trong cuộc sống của mình, mà bạn còn có thể tận hưởng từng giây phút những điều bạn đang làm.
Để hiểu luồng động lực này tốt hơn, bạn hãy chia động cơ thành 3 phần:
1. Lõi – Mục đích
2. Trụ cột – Người hỗ trợ
3. Bề mặt – Sự công nhận
Thông thường, chúng ta quen thuộc nhất với lớp 2 và 3 bởi chúng ta tiếp xúc trực tiếp với hai phần này thường xuyên nhất.
Lớp thứ hai: Trụ cột
Về bản chất, lớp thứ hai của động cơ là những điều hỗ trợ mục tiêu của bạn. Chúng có thể mở rộng cốt lõi động lực bạn có, hoặc tăng tốc động lực mà bạn xây dựng. Về cơ bản, chúng tạo ra những hoàn cảnh thuận lợi để mọi thứ diễn ra trôi chảy.
Lớp thứ ba: Bề mặt
Lớp thứ ba bao gồm bất kỳ loại công nhận bên ngoài nào có thể cung cấp cho bạn động lực. Nó có thể đến dưới hình thức tôn trọng hoặc công nhận, như khen ngợi và chúc mừng.
Hoặc nó có thể là việc hỗ trợ tình cảm thông qua khuyến khích, phản hồi và phê bình. Nó cũng có thể là liên kết mà bạn có thể tìm được cộng sự để cùng chia sẻ một mục tiêu hoặc gánh nặng. Đây thường là những gì bạn nhìn thấy trên bề mặt khi bạn nhìn vào người khác.
Lớp trong cùng: Lõi
Nhưng điều quan trọng nhất và động lực thực sự đằng sau dòng động lực của bạn đó là cốt lõi bên trong cùng – Mục đích của bạn. Mục đích chính là cái để phân biệt giữa những người có động cơ và những người không có động cơ, giữa những người thành đạt và những người kém cỏi, giữa những người hạnh phúc và những người luôn phàn nàn về cuộc sống cá nhân.
Động lực cốt lõi được duy trì bởi hai điều: Có ý nghĩa, và chuyển động về phía trước. Với hai nền tảng này, bạn sẽ có một nguồn năng lượng cung cấp cho bạn động lực vô thời hạn.
Làm thế nào để duy trì mục đích của bạn
Mục đích có ý nghĩa là điều đơn giản. Chỉ cần tự hỏi mình một câu hỏi: Tại sao?
Tại sao bạn theo đuổi một mục tiêu đó? Nếu lý do mơ hồ và không rõ ràng, thì năng lượng động lực của bạn sẽ giống nhau. Trong khi động lực cung cấp cho bạn năng lượng để làm việc, thì năng lượng cần phải tập trung vào mục tiêu cụ thể. Vì vậy, khi mục đích không có ý nghĩa thì không có phương hướng để năng lượng tập trung vào.
Tuy nhiên, một mục tiêu có ý nghĩa không cần bạn phải thay đổi thế giới hoặc tạo ra một tác động lớn đến xã hội. Thực tế, bạn chỉ cần làm những điều có giá trị tới những điều hoặc những người xung quanh cuộc sống của mình.
Tiếp theo là Chuyển động về phía trước. Tóm lại, điều này có nghĩa là cứ tiếp tục di chuyển. Giống như một quả cầu tuyết, động lực từ việc có tiến bộ tạo ra động lượng. Vì vậy, để duy trì điều này, bạn phải tiếp tục di chuyển.
Bạn cũng nên tạo một báo cáo tiến trình đơn giản như danh sách kiểm trahoặc mốc quan trọng. Đó là một cách lý tưởng để hình dung các chiến thắng nhỏ (và lớn) của bản thân. Chúng kích hoạt bộ não để thừa nhận chúng và tạo cho bạn một lượng nhỏ năng lượng động lực.
Đây cũng chính là lý do tại sao trò chơi điện tử khiến nhiều người nghiện đến vậy! Chúng có đầy đủ chỉ số tiến bộ ở mọi cấp bậc. Mặc dù con số này hoàn toàn ảo, nhưng chúng vẫn có thể kích hoạt các trung tâm động lực trong bộ não con người.
theo Lifehack