Nghiên cứu dài hạn khẳng định: Uống ít hơn một ly nước ngọt mỗi ngày có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tới 10%.
Tại sao chúng ta nên hạn chế đồ uống có đường?
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người sử dụng nhiều nước ngọt, hay nước ép trái cây nguyên chất, có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn.
Theo những phát hiện được công bố trực tuyến bởi tạp chí Diab Care, việc hoán đổi nước ngọt có đường bằng soda ăn kiêng hoặc đồ uống ngọt nhân tạo cũng không làm giảm nguy cơ bệnh tiểu đường loại 2.
Nghiên cứu này là nghiên cứu đầu tiên xem xét liêu việc uống nước ngọt trong một thời gian dài có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 hay không. Đây là một nghiên cứu thường được trích dẫn lặp đi lặp lại để nhấn mạnh rằng uống soda làm tăng nguy cơ tử vong sớm.
Tuy nhiên, số liệu năm 2012 cho thấy, gần một nửa số người Mỹ uống đồ uống ngọt hàng ngày.
Lượng đường cao có hại cho cơ thể theo một số cách thức, thúc đẩy sự phát triển của béo phì bệnh tim, cũng như tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của kháng insulin và tiểu đường loại 2.
Ước tính có khoảng 30,3 triệu người Mỹ mắc bệnh tiểu đường loại 2, và nhiều người khác có nguy cơ mắc bệnh, điều này làm giảm tuổi thọ và dẫn đến các vấn đề sức khỏe mãn tính sau này trong cuộc sống.
Tiến sĩ Jean-Philippe Drouin-Chartier, một nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Đại học Harvard, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Nghiên cứu cung cấp thêm bằng chứng chứng minh lợi ích sức khỏe liên quan đến việc giảm tiêu thụ đồ uống có đường và thay thế những đồ uống này bằng các thức uống lành mạnh hơn như nước, cà phê hoặc trà”.
Nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu của hơn 20 năm từ hơn 192.000 đàn ông và phụ nữ tham gia vào các nghiên cứu dài hạn.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy nếu những người tham gia giảm đồ uống có đường, họ sẽ khỏe mạnh hơn rất nhiều.
Nghiên cứu cũng cho thấy việc tăng 114g tổng lượng đồ uống có đường mỗi ngày trong thời gian bốn năm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 16% trong bốn năm sau đó.
Nếu những người tham gia trong nghiên cứu thay thế một thức uống có đường hàng ngày bằng nước, cà phê hoặc trà – chứ không phải soda ăn kiêng – có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn 2% đến 10%.
Những phát hiện của nghiên cứu cho thấy rằng việc uống mỗi loại soda hoặc nước ép trái cây nguyên chất mà chúng ta thường nghĩ tốt cho sức khỏe đều góp phần gây ra nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Tác giả nghiên cứu cao cấp Giáo sư Frank Hu nói thêm: ‘Kết quả nghiên cứu phù hợp với các khuyến nghị hiện tại để thay thế đồ uống có đường bằng đồ uống không chứa calo không có chất làm ngọt nhân tạo. Mặc dù nước ép trái cây có chứa một số chất dinh dưỡng nhưng việc sử dụng chúng nên được kiểm soát”.
*Theo dailymail