Tôm cá và hải sản có vỏ thường có nguy cơ bị nhiễm kim loại nặng. Những kiến thức quan trọng sau đây bạn nên tìm hiểu để bảo vệ an toàn cho sức khỏe của bản thân và gia đình mình.
Đầu tôm, cá, nội tạng hải sản là nơi tàng trữ hàm lượng kim loại nặng cao hơn
Nhiều người có sở thích ăn đầu tôm, đầu cá, nhưng cũng có nỗi băn khoăn lớn khi nghĩ rằng đây là bộ phận tàng trữ nhiều kim loại nặng nhất trên cơ thể động vật. Vậy làm thế nào để biết nếu ăn món này ở ngưỡng nào thì có nguy cơ cao nhiễm kim loại nặng?
Câu hỏi này được nhiều phụ nữ mang thai đang tìm kiếm câu trả lời. Chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, những phần thực phẩm này nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm kim loại nặng vượt ngưỡng cho phép.
Chúng ta đều biết rằng, cá và tôm là nguồn protein chất lượng cao đã được công nhận. Vì giá cả của nhóm thực phẩm này tương đối cao, nên mọi người cũng sẽ có nhiều cân nhắc khi mua và ăn món này.
Hiện nay, trước những cảnh báo rằng trong đầu tôm và đầu cá có thể có chứa hàm lượng kim loại nặng khá cao, nhưng nhiều người nghĩ rằng quá lãng phí nếu như cắt bỏ đầu tôm và đầu cá, vì vậy họ vẫn sẽ ăn hầu hết các bộ phận này.
Trên thực tế, các thực phẩm có nguồn gốc hải sản đến từ đại dương, và thật dễ dàng để biết rằng chúng ít nhiều đã bị nhiễm một lượng kim loại nặng nhất định. Nhưng vì là một nguồn thực phẩm bổ dưỡng, chúng ta có thể ăn nó một cách chọn lọc chứ không phải sợ không ăn hoặc là cùng một lúc lại ăn quá nhiều.
Vậy làm sao để biết ăn bao nhiêu là trong ngưỡng an toàn, bộ phận nào của cá và tôm dễ tập trung nhiều kim loại nặng?
4 điều chuyên gia dinh dưỡng nhắc nhở bạn nên biết
1. Đầu tôm là bộ phận không nên ăn
Khảo sát cho thấy, mua tôm tươi sống, tôm đông lạnh và tôm chết từ thị trường (tại TQ), sau khi tiến hành thử nghiệm với tôm tươi sống được đun sôi với hàm lượng kim loại nặng asen là 0,15 ml/kg, trong khi tôm đông lạnh và tôm chết có hàm lượng asen kim loại nặng là 0,16 ml/kg.
Khi các chuyên gia đo riêng phần đầu tôm và thân tôm, kết quả thấy rằng hàm lượng asen kim loại nặng trong đầu tôm cao tới 0,35 ml/kg.
Tại sao đầu tôm lại có hàm lượng kim loại nặng cao hơn? Trên thực tế, điều này là do dạ dày và phổi của tôm nằm ở trong đầu tôm. Khi tôm ăn một lượng kim loại nặng nhất định, vị trí đầu tiên chúng tích trữ lại chính là đầu, vì vậy đầu tôm được cho là bộ phận không nên ăn.
Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai, độc tính của kim loại nặng asen thường rất mạnh. Nếu phụ nữ mang thai ăn nhiều thực phẩm giàu asen, rất dễ gây ra sự phát triển bất thường của thai nhi hoặc có thể dẫn đến sảy thai.
2. Không nên tùy tiện ăn động vật có vỏ
So với các loại thủy hải sản phổ biến, động vật có vỏ có nguy cơ nhiễm kim loại nặng với hàm lượng cao hơn so với cá và tôm thông thường.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trong các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật có vỏ, sự tích lũy kim loại nặng nhiều và mạnh nhất thường ở trong các cơ quan nội tạng, hệ tiêu hóa và hệ thống sinh sản, trong khi các kim loại nặng trong cơ tương đối thấp, vì vậy hãy cố gắng loại bỏ phần nội tạng khi ăn thực phẩm có vỏ.
Các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật có vỏ gồm có hàu, sò, sói, ngao, ốc… mà chúng ta thường ăn thuộc nhóm các loại thực phẩm có hàm lượng kim loại nặng cao.
3. Không nên tùy tiện ăn đầu cá
Các chuyên gia dinh dưỡng đã mua một số loại cá trên thị trường về để tiến hành kiểm nghiệm và thấy rằng, hàm lượng thủy ngân trong đầu cá cao hơn đáng kể so với phần thân cá và lượng phát hiện là 0,36 mg/kg.
Mặc dù so với tiêu chuẩn hàm lượng kim loại nặng cho phép trong tài liệu hướng dẫn ăn uống của Trung Quốc ghi ở mức 0,5mg/kg thì con số trên chưa vượt quá tiêu chuẩn quy định, nhưng do sự đa dạng của các loại cá, môi trường chăn nuôi và quá tình tăng trưởng cũng có thể ảnh hưởng đến nguy cơ và hàm lượng nhiễm kim loại nặng.
Vì vậy, bất kể là đầu cá gì thì bạn cũng không nên ăn nhiều, cần có sự kiểm soát để không ăn quá chỉ số hàm lượng kim loại nặng đã nêu ở trên.
Trong tài liệu “Hướng dẫn chế độ ăn uống của Trung Quốc” khuyến nghị rằng, lượng cá và tôm mỗi người có thể ăn hàng ngày không được vượt quá 50 – 100g mỗi ngày.
Cá mập, cá kiếm, cá ngừ, v.v … thuộc về nhóm cá biển sâu lớn và hàm lượng thủy ngân tương đối cao. Phụ nữ mang thai tốt nhất là không nên ăn.
4. Không nên ăn cá không rõ nguồn gốc
Sức sống của cá rất ngoan cường, một số vùng có môi trường nước bị ô nhiễm, nhưng cá vẫn có thể sống khỏe mạnh. Nhưng nếu bạn đi mua mà gặp phải những con cá như vậy, đừng tiếp tục mua và ăn nó nữa, vì những loại cá “bẩn” này sẽ có nguy cơ bị nhiễm kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn.
Lựa chọn thực phẩm an toàn là việc vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của bạn và gia đình mình, nên thường xuyên tham khảo các thông tin liên quan để ăn uống và chăm sóc cơ thể đúng cách.
*Theo Health/Sohu