Theo Quốc y đại sư Vương Liệt, người có một thói quen tốt và thực hành lâu dài được xem là tốt hơn thuốc bổ, cải thiện sức khỏe tổng thể và ngăn chặn bệnh tật hiệu quả. Đừng bỏ lỡ.
Theo bài báo đăng trên Tạp chí sức khỏe (TQ), trong cuộc sống hàng ngày, sức khỏe là thứ quan trọng và quý giá nhất của mỗi người nhưng không phải ai cũng ý thức được điều đó. Kể cả khi nghĩ đến điều này rồi, chưa chắc đã dành thời gian để chăm sóc sức khỏe.
Hoặc khi nói đến sức khỏe, mọi người sẽ nghĩ về việc nên ăn gì. Hôm nay, khuyến nghị về sức khỏe không phải là thuốc bổ, cũng không phải là chế độ ăn uống trị liệu, mà là về thói quen. Công thức để sống khỏe mạnh lâu dài này không đòi hỏi mọi người phải bỏ ra một xu, nhưng lợi ích của việc này là vô hạn.
Vì sao nói một thói quen tốt sẽ tốt hơn dùng thuốc bổ?
Giáo sư Vương Liệt, một bậc thầy nổi tiếng Đông y trong ngành y học Trung Quốc, đã hành nghề và điều trị cho người dân và cả các bác sĩ trong hơn 50 năm qua, trong đó có hơn 600.000 lượt bệnh nhân.
Bởi vì số lượng bệnh nhân thật sự lớn, mỗi ngày phải khám chữa cho hàng trăm người, hễ ngồi làm việc là ngồi liên tục 5-6 tiếng, nếu không có sức khỏe tốt, ông sẽ rất dễ bị mờ mắt, đau mỏi người, và sa sút sức khỏe toàn thân.
Nhưng thực tế, là một bác sĩ, giáo sư Vương đã biết cách điều chỉnh chính bản thân mình, từ năm 1990 trở đi, ông đã thay đổi bản thân bằng cách không phải ngồi khám bệnh, mà ông còn đứng để khám bệnh. Từ đó đến nay đã hơn 28 năm.
Giáo sư Vương Liệt và đồng nghiệp
Siêng năng hơn trong việc duy trì tư thế đứng có thể ngăn ngừa 5 loại bệnh
Mỗi lần đi làm, nhìn thấy bệnh nhân nằm hoặc ngồi trên giường, là giáo sư Vương lại đứng bên cạnh để khám, cứ như vậy hết bệnh nhân này đến bệnh nhân khác, ông đã đứng mấy tiếng đồng hồ.
Tất nhiên, khi ông đứng để khám bệnh, cũng phải hoạt động một chút. Trong quá trình khám, chân tay không ngừng vận động.
Theo giáo sư Vương, sau khi thay đổi thói quen khám bệnh của mình từ ngồi sang đứng, ông cảm thấy tình hình sức khỏe của bản thân thay đổi đặc biệt thần kỳ so với trước đây. Kể từ đó, trong rất nhiều năm nay, ông thường xuyên thăm khám bệnh nhân trong tư thế đứng.
Sau thói quen này, ông đúc kết được một số kinh nghiệm như sau:
Điều đầu tiên, ông đứng làm việc như vậy có thể phòng ngừa được bệnh thoái hóa đốt sống cổ, bệnh này được cho là bệnh nghề nghiệp của bác sĩ, cúi đầu trong một thời gian dài, ít vận động đốt sống cổ, thoái hóa đốt sống cổ bỗng chốc mà đến trước cửa nhà bạn.
Thứ hai, đứng làm việc như vậy giúp ông phòng ngừa bệnh tim mạch vành. Tim mạch huyết quản chứa thần thái, đông tĩnh kết hợp sẽ có lợi cho tim. Việc ngồi lâu rất không có lợi cho sự hoạt động của mạch máu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của tim, dễ phát triển bệnh tim mạch vành.
Thứ ba là phòng bệnh tuyến tiền liệt, khí hư và mất máu, điều này sẽ càng tồi tệ hơn đối với người cao tuổi nếu ngồi nhiều.
Thứ tư là phòng ngừa bệnh liên quan đến hậu môn, những người ngồi lâu, khí huyết ở vùng hậu môn trực tràng và phần phụ không được thông suốt, từ đó có thể bị bệnh.
Thứ năm là phòng ngừa ung thư, ung thư được nhìn thấy ở nhiều bộ phận khác nhau trong cơ thể con người, căn bệnh này là do khí độc và máu, khí tĩnh mạch và máu bị tổn thương, sẽ đóng vai trò thúc đẩy các tế bào ung thư phát triển mạnh hơn trong cơ thể.
Tận dụng mọi cơ hội để đứng lên nhiều hơn
Trung Quốc có một câu thành ngữ nổi tiếng: “Ngồi để chờ chết”, trong đó có một thông điệp quan trọng là càng ngồi nhiều, bạn càng đến gần hơn với cái chết.
Nếu như bạn có thể khống chế được việc đứng ngồi của mình trong ngày trong khoảng từ 3-5 tiếng đồng hồ, sẽ rất có ích cho sức khỏe tổng thể. Chính vì vậy, việc tập thể dục là một thói quen bạn nhất định phải tuân thủ mỗi ngày. Sau đây là một vài gợi ý quan trọng.
1. Khi có thể đứng thì không nên ngồi
Có rất nhiều tình huống nhỏ trong sinh hoạt có thể giúp chúng ta phát triển thói quen đứng.
Ví dụ, sử dụng cốc có dung tích nhỏ để uống nước và tăng số lần bạn đứng lên để lấy nước. Nếu bạn cảm thấy buồn ngủ vào buổi chiều, bạn có thể đứng và đi bộ thay vì pha cà phê để uống.
Đừng ngồi trên ghế sofa khi xem TV. Bạn có thể thay thế bằng việc đứng và xem. Nếu bạn mệt mỏi, bạn có thể tưới hoa, cho cá ăn, làm việc nhà và mở cửa sổ một lúc, làm những việc này để bạn có thể tránh xa ghế sofa.
2. Thực hiện tốt thời gian ăn trưa
Nếu bạn là một nhân viên văn phòng, bữa trưa là cơ hội tốt nhất để những người làm việc văn phòng đứng lên và chắc chắn bạn nên thực hiện việc này một cách nghiêm túc.
Tốt nhất là từ chối việc mua thức ăn phục vụ tận nơi. Nếu bạn có thể ra ngoài ăn, hãy cố gắng ra ngoài và ăn một cách đều đặn để tăng cường việc đi lại. Nếu không, bạn sẽ dành cả ngày ở bàn làm việc của mình bằng việc ngồi nguyên ở bàn.
Những người bước vào tuổi trung niên và cao tuổi nếu muốn nghỉ ngơi sau bữa trưa, tốt nhất nên đi dạo trong 10 phút trong nhà hoặc nghỉ ngơi một lúc sau bữa ăn.
3. Tìm cách để đi “xa hơn một chút”
Cố gắng sử dụng phương tiện giao thông công cộng càng nhiều càng tốt. Khi bạn đi làm về, bạn có thể xuống xe ở điểm dừng đầu tiên và về nhà. Bạn có thể tập thể dục và ngắm cảnh dọc đường để giảm bớt sự mệt mỏi của cả ngày.
Nếu bạn ra ngoài làm việc, bạn có thể dừng xe xa hơn một chút. Tăng cơ hội đi bộ.
4. Bí quyết đứng 5 phút = đi bộ trong nửa giờ
Thực hành thường xuyên đứng trên một chân có thể tập trung tâm trí và dẫn máu của cơ thể con người đến bàn chân. Nó có thể giúp giảm huyết áp cao, bệnh tiểu đường, thoái hóa đốt sống cổ và thắt lưng,… đồng thời cũng có thể cải thiện chứng teo não, ngăn ngừa bệnh gút, tăng cường hệ miễn dịch.
Khi bạn mới bắt đầu luyện tập, bạn có thể để gót chân hơi chạm đất, khi bạn đã quen hơn, bạn sẽ đứng trên 1 bàn chân, và cuối cùng di chuyển lên bàn chân còn lại lên cao và chỉ đứng bằng một chân.
Đứng đổi chân, mỗi chân tốt nhất đứng trong 1-2 phút.
Bài tập này phù hợp với hầu hết mọi người, có thể thực hiện mỗi ngày từ khi còn trẻ và khỏe mạnh, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh trong tương lai.
*Theo Health/TT