Cô gái trẻ từng chứng kiến phút cận tử và lời nhắn “Em không muốn anh trở thành nỗi nhớ”

Chứng kiến sự ra đi của những người trong cùng phòng bệnh, những cảnh biệt ly trong gang tấc, có lúc Vân Anh cũng nghĩ rằng mình cũng không thể vượt qua.

Kỳ 1: Cô gái 22 tuổi mắc bệnh máu trắng kể về nỗi kinh hoàng chứng kiến giây phút cận tử

Chuẩn bị cho cái chết

22 biết mình mắc phải căn bệnh ung thư, cô gái trẻ Vân Anh đã được rất nhiều người khuyên phải lạc quan dù đứng trước cái chết. Tuổi trẻ, sự lạc quan, lòng ham sống Vân Anh luôn tin mình có thể chiến thắng căn bệnh ung thư. Nhưng đã có giây phút cô gái trẻ muốn bỏ cuộc, chuẩn bị cho sự ra đi của mình.

Cô gái trẻ vẫn còn nhớ cảm giác bệnh nhân trong phòng hôm trước còn nói chuyện với mình, hôm sau đã ra đi. Khoảnh khắc một người bạn đồng bệnh, một người anh họ đã nói chuyện với nhau rất nhiều về bệnh tật, điều trị qua đời khiến Vân Anh bị sốc.

Để chuẩn bị cho cái chết của mình, cô gái trẻ 22 tuổi đã nhắn cho chị mật khẩu zalo, ngân hàng, tài khoản facebook cho chị gái.

Vân Anh nhớ cảm giác chị gái cầm đôi tay của mình vào hỏi: “Sao tay em xanh xao và lạnh toát thế này?”.

Cô gái trẻ đã nhìn chị gái mình thật lâu và thầm nghĩ: “Tình nghĩa chị em của mình chắc chỉ ngắn đến đây thôi, tạm biệt chị yêu của em…”.

Cô gái trẻ từng chứng kiến phút cận tử và lời nhắn Em không muốn anh trở thành nỗi nhớ - Ảnh 1.

0 Advanced issues found▲ 0 Advanced issues found▲ 0 Advanced issues found▲ 0 Advanced issues found▲ 0 Advanced issues found▲0 Advanced issues found▲0 Advanced issues found▲0 Advanced issues found▲0▲

Sự đổi thay

Vân Anh muốn nhắn nhủ riêng đến một người anh thân thiết còn lại đang điều trị tại H7, bệnh tình của anh nặng và có lẽ cũng giống như cô.

Chúng ta đã từng khóc, đã từng cười và từng bên nhau trong khoảnh khắc thanh xuân tươi đẹp nhất. Tất cả mọi người đi rồi, đừng để em ở lại một mình. Em không muốn anh trở thành nỗi nhớ suốt đời của em”.

Suốt những ngày điều trị bệnh, bố mẹ luôn là chỗ dựa cho cô. Mẹ chăm sóc Vân Anh từng miếng cơm, từ cái áo. Bố luôn bên cạnh, nửa đêm thèm ăn gì bố cũng chạy đi mua dù cách xa vài km. Nhìn bố mẹ, Vân Anh lại tự nhắn nhủ bản thân đừng để bố mẹ buồn.

Trước kia, Vân Anh thường hay về nhà ăn cơm cùng gia đình, ông nội và người thân vì cô nghĩ họ đã già. Nhưng khi cô mắc bệnh thì tình hình có vẻ ngược lại, cô phải tranh thủ vì không biết lúc nào cô sẽ phải rời xa họ.

Mỗi lần lên xe ra Hà Nội chữa bệnh dù không ai nói nhưng ai cũng cảm nhận được cuộc chia tay sinh ly tử biệt. Hình ảnh ông nội cô đứng từ xa vẫy tay tạm biệt đứa cháu lên Hà Nội chữa bệnh luôn ám ảnh cô.

Được tiếp thêm nghị lực phải sống cho mình, cho tương lai phía trước và từ bỏ những người thấu hiểu mình, Vân Anh lại tự trấn an tinh thần mình “chiến đấu với ung thư thôi”. Sau nửa năm, Vân Anh nhận được kết quả điều trị tốt, cô gái trẻ đã vượt qua.

Bây giờ, Vân Anh quan tâm tới ăn uống khoa học hơn, ở cạnh bố mẹ nhiều hơn. Vân Anh đã chia sẻ với các bạn của mình rằng hãy thay đổi đừng thức khuya, đừng ôm màn hình điện thoại nữa mà hãy bỏ chúng sang một bên.

Cô gái trẻ từng chứng kiến phút cận tử và lời nhắn Em không muốn anh trở thành nỗi nhớ - Ảnh 3.

Đây là cách tôi được ngắm thế giới qua lăng kính, thế giới mà trước đây tôi chẳng trân trọng, nếu có một phép màu, tôi sẽ sống một cuộc đời rất khác, còn bạn thì sao?

Chỉ khi nằm trên giường bệnh, tìm hiểu về ung thư và các bệnh khác nhiều hơn, Vân Anh mới ngộ ra rằng suốt ngày ôm điện thoại, thức khuya, lười vận động, ăn quá nhiều thức ăn chế biến sẵn, ăn không đủ bữa. Tất cả thói quen đó tạo điều kiện cho ung thư phát triển, bởi trong người ai cũng có mầm mống của tế bào ác tính chỉ cần gặp điều kiện để phát tác.

Hiện Vân Anh đã học xong chương trình đại học Ngoại thương, cô chờ ngày nhận bằng cử nhân như ước mơ của mình. Vân Anh vẫn làm thêm mảng nhận đặt phòng khách sạn và tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện ở Hà Nội nhiều hơn.