Cơ cấu lại nền kinh tế

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, quy hoạch sử dụng đất đai rất quan trọng.

Việt Nam là một trong những nước có bình quân đất đai thấp, vì vậy, phải sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả để dành đất cho thế hệ sau. Không chỉ riêng đất đai phải kiểm soát chặt chẽ, toàn bộ nền kinh tế phải cơ cấu lại.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, quy hoạch sử dụng đất đai rất quan trọng.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, quy hoạch sử dụng đất đai rất quan trọng.

Quốc hội đã nghe Tờ trình, thẩm tra và thảo luận tại tổ Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 – 2025).

Khi thảo luận tại tổ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, quy hoạch sử dụng đất đai rất quan trọng. Việt Nam là một trong những nước có bình quân đất đai thấp, vì vậy, phải sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả để dành đất cho thế hệ sau. Không chỉ riêng đất đai phải kiểm soát chặt chẽ, toàn bộ nền kinh tế phải cơ cấu lại.

Cơ cấu lại là quá trình thay đổi thể chế chính sách kinh tế phù hợp với tình hình mới, phân bổ lại nguồn lực phát triển ở tầm quốc gia để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, từ đó nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh. Đó là sự thay đổi, điều chỉnh trong quá trình chỉ đạo, điều hành để hình thành cơ cấu kinh tế mới hợp lý hơn, hiệu quả hơn.

Vấn đề đặt ra hiện nay, không chỉ phải tập trung vào cơ cấu lại các ngành, các thành phần kinh tế hay không gian kinh tế mà còn quan tâm đến các lĩnh vực quan trọng có tiềm năng, lợi thế để trở thành mũi nhọn mang tính lan toả, dẫn dắt, đóng góp nhiều hơn vào nền kinh tế. Ba đột phá lớn của cơ cấu lại nền kinh tế là thể chế, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo.

Để làm được điều này, các bộ, ngành, địa phương, nhất là người đứng đầu phải thấy được trách nhiệm của mình để tích cực thực hiện với tư duy mới để vượt qua tư duy nhiệm kỳ, tư duy lợi ích, cục bộ của bộ ngành, phải tính đến sự phát triển tổng thể và hiệu quả chung của nền kinh tế, hình thành mô hình tăng trưởng mới, nâng cao được năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế, phát triển nhanh hơn, bền vững hơn.

Thúc đẩy nhanh hơn, thực chất hơn, hiệu quả hơn của nền kinh tế là những vấn đề hết sức cần thiết hiện nay. Chậm một bước thì sẽ có nhiều vấn đề đặt ra như không vượt qua được bẫy thu nhập trung bình; không ứng phó được với biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh; không tiếp cận được với cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; không tận dụng được quá trình hội nhập quốc tế mà đất nước đang tham gia các hiệp định thương mại tự do; không nâng cao được năng lực tự chủ, tính thích ứng của nền kinh tế và không tận dụng được cơ hội mới đang hình thành sau đại dịch…

Đây là những nội dung rất quan trọng, cấp bách, nhất là khi chúng ta đang đổi mới mô hình tăng trưởng, hướng tới nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Nếu không làm nhanh thì sẽ vướng vào các thách thức. Cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025 phải đặt trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch Covid -19 có thể kéo dài và có những yếu tố bất định để có giải pháp phù hợp, sát với tình hình thực tế hơn để không lỡ nhịp với kinh tế thế giới.

 

Theo Từ Tâm (Pháp luật Plus, Báo Pháp Luật Việt Nam)

https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/co-cau-lai-nen-kinh-te-d169841.html