Chuyện về những phận đời “bới rác tìm cơm” tại bãi rác lớn nhất Đà Nẵng: Kiếm từng đồng nuôi con học Đại học

Bất kể nắng mưa, từ sáng đến tối, hàng trăm phận người vẫn cặm cụi trên những “núi rác” nồng nặc mùi hôi thối, ruồi nhặng bu đen ở bãi rác lớn nhất Đà Nẵng. Họ “bới rác tìm cơm”, kiếm từng đồng nuôi con học đại học.

Chuyện về những phận đời bới rác tìm cơm tại bãi rác lớn nhất Đà Nẵng: Kiếm từng đồng nuôi con học Đại học - Ảnh 1.

Bãi rác Khánh Sơn (P. Hòa Khánh Nam, Q. Liên Chiểu), nằm cách trung tâm TP Đà Nẵng khoảng 7km về phía tây. Bình quân mỗi ngày bãi rác này tiếp nhận hơn 700 tấn rác thải của toàn thành phố.

Chuyện về những phận đời bới rác tìm cơm tại bãi rác lớn nhất Đà Nẵng: Kiếm từng đồng nuôi con học Đại học - Ảnh 2.

Quân số “cứng” thường trực tại đây có hơn 300 người ra vào thường xuyên để nhặt rác kiếm sống, chưa kể một số người thỉnh thoảng “bổ sung,” làm cho bãi rác thêm phần nhộn nhịp.

Hằng ngày, những người nhặt rác có mặt ở đây từ lúc 4 giờ sáng và chỉ về nhà khi những chuyến xe rác cuối cùng vào bãi. Dù được nhắc nhở phải đứng cách xa xe rác 2 mét và chỉ được nhặt rác khi xe đã rời đi, nhưng khi môi trường vừa đổ rác xuống, hàng chục người đã vây lại, tay thoăn thoắt cố bới tìm những “chiến lợi phẩm”.

Chuyện về những phận đời bới rác tìm cơm tại bãi rác lớn nhất Đà Nẵng: Kiếm từng đồng nuôi con học Đại học - Ảnh 4.

Hầu hết người nhặt rác là phụ nữ ở nhiều lứa tuổi, có vóc dáng nhỏ bé. Họ chạy tới chạy lui, hì hục đào bới khắp các “núi rác”, chỉ mong nhặt nhạnh thứ gì đó bán được. Một ngày lao động trên bãi rác, mỗi người có thu nhập từ 150.000 đến 200.000 đồng, tùy vào sức lực.

Chuyện về những phận đời bới rác tìm cơm tại bãi rác lớn nhất Đà Nẵng: Kiếm từng đồng nuôi con học Đại học - Ảnh 5.

Hằng ngày, các chị phải tiếp xúc với vô số loại phế thải và có cả xác động vật, nhưng “đồ bảo hộ” chỉ có chiếc nón, khẩu trang, ủng và đôi găng tay lỗ chỗ vá, cứ thế lại lam lũ cày xới, mưu sinh trên bãi rác khổng lồ.

Theo 1 lãnh đạo của Xí nghiệp Quản lý bãi và xử lý chất thải, về nguyên tắc là cấm người dân nhặt rác. Tuy nhiên, do những người này sức khỏe ốm yếu, lại không có nghề nghiệp ổn định và “có cấm cũng không được” nên Xí nghiệp đành tạo điều kiện cho họ mưu sinh.

Chuyện về những phận đời bới rác tìm cơm tại bãi rác lớn nhất Đà Nẵng: Kiếm từng đồng nuôi con học Đại học - Ảnh 7.

Ở đây, nhiều lần người nhặt rác lượm được giấy tờ tùy thân, sổ đỏ và liên hệ với người bị mất để trả lại. Có trường hợp nhặt được súng đã bàn giao cho công an.

Chuyện về những phận đời bới rác tìm cơm tại bãi rác lớn nhất Đà Nẵng: Kiếm từng đồng nuôi con học Đại học - Ảnh 8.

Công việc nhặt rác vất vả, tiếp xúc với nhiều yếu tố độc hại, dễ mắc nhiều bệnh hô hấp, da liễu… Thế nhưng, nhiều người vẫn kiên trì bám nghề. Khi chúng tôi đến, những “thân cò” này rất vui vẻ nói chuyện, nhưng họ không muốn nói tên đầy đủ của mình, gương mặt lúc nào cũng bịt kín vì thẹn thùng bởi cái nghề nhặt rác.

Chuyện về những phận đời bới rác tìm cơm tại bãi rác lớn nhất Đà Nẵng: Kiếm từng đồng nuôi con học Đại học - Ảnh 9.

“Khổ quá mới phải làm nghề này! Biết là cực, hít đủ mùi hôi rồi nguy cơ mắc đủ thứ bệnh, nhưng bù lại có tiền để lo cho con cái ăn học, để mai sau nó không khổ như mình. Hai đứa đầu của tôi đang học đại học, còn đứa con gái út năm học lớp 10 vừa rồi cũng đi thi học sinh giỏi của thành phố, cũng may chúng nó đều ngoan cả”, một phụ nữ tâm sự và đề nghị giấu tên vì sợ bạn bè của con biết mẹ đi nhặt rác sẽ kỳ thị.

Ở bãi rác này, thi thoảng vẫn bắt gặp bóng dáng của những người đàn ông. Họ đa số bị mất sức lao động, sức khỏe yếu nên đành phải vào đây mưu sinh.  Đang lúi húi đào bới, ông Minh với vẻ mặt rạng rỡ, huơ huơ vài tờ tiền mệnh giá 20 ngàn: “Bà con ơi tui lượm được tiền nè, trưa nơi tôi mời mọi người uống trà đá nhé!”, nói rồi ông lại hì hục nhặt rác tiếp.

Chuyện về những phận đời bới rác tìm cơm tại bãi rác lớn nhất Đà Nẵng: Kiếm từng đồng nuôi con học Đại học - Ảnh 11.

“Nghề ni, chẳng trang bị cái gì ngoài bàn tay và con mắt. Đồ phế thải thì cái gì dùng được đem về xài, cái gì bán được sẽ bán. Mấy chục năm nay, đồ trong nhà tôi hầu hết đều được lượm từ bãi rác này… Mấy người hàng xóm tò mò hỏi làm nghề gì, sợ người ta khinh nên tôi nói buôn ve chai… cho sang”, bà Dung, người có “thâm niên” gần 30 năm làm nghề nhặt rác, cười gượng gạo nói.

Chuyện về những phận đời bới rác tìm cơm tại bãi rác lớn nhất Đà Nẵng: Kiếm từng đồng nuôi con học Đại học - Ảnh 12.

12 giờ, “Cô Lan ơi, cho tui ly sửa đậu nành!”. “Em ơi, cho chị 8 ngàn cơm!”, những tiếng gọi khê đặc trong cổ họng cất lên. Đám ruồi muỗi bị đánh động theo từng cái khua tay, cái vung nón quạt… của cô bán hàng trong “căng tin” được dựng tạm bằng tấm bạc rách, thấp lè tè ngay giữa bãi rác. Bữa trưa của những phận đời lam lũ bắt đầu với những suất cơm giá vài ngàn đồng.

Chuyện về những phận đời bới rác tìm cơm tại bãi rác lớn nhất Đà Nẵng: Kiếm từng đồng nuôi con học Đại học - Ảnh 13.

Những bữa cơm hay thức ăn nhanh như bánh, ngô luộc, khoai lang, sắn… được những người lao động nghèo mang theo và ăn ngay giữa bãi rác.

Chuyện về những phận đời bới rác tìm cơm tại bãi rác lớn nhất Đà Nẵng: Kiếm từng đồng nuôi con học Đại học - Ảnh 14.

Những giấc ngủ trưa hiếm hoi ngay giữa bãi rác khổng lồ, trong bầu không khí hôi hám đặc quánh.

Chuyện về những phận đời bới rác tìm cơm tại bãi rác lớn nhất Đà Nẵng: Kiếm từng đồng nuôi con học Đại học - Ảnh 15.

Chiều muộn, những tia nắng cuối ngày yếu ớt hắt vào bãi rác Khánh Sơn, những đôi tay bắt đầu mỏi nhừ, nhưng niềm vui với những người phụ này là những đòn gánh nặng trĩu vỏ lon bia, chai nhựa… Để nuôi giấc mơ học đại học của các con, hằng ngày họ vẫn cặm cụi, dốc hết sức đào bới kiếm từng đồng tiền lẻ .

Chuyện về những phận đời bới rác tìm cơm tại bãi rác lớn nhất Đà Nẵng: Kiếm từng đồng nuôi con học Đại học - Ảnh 16.

Phía trước những phận đời này là những đống rác “khổng lồ” đang bốc mùi hôi thối, cái nơi mà nhiều người không dám lại gần. Còn sau lưng họ là những gánh ve chai nặng trĩu gom góp bữa cơm cho gia đình và gánh luôn cả những ước mơ cho bầy con nhỏ.