Một lời phát biểu khá hụt hẫng với những fan hâm mộ thể thao điện tử đến từ chủ tịch Olympic thế giới có đủ để làm động lực khiến tình thế xoay chuyển?
Thể thao điện tử (eSports) nay đã là một khái niệm quen thuộc với hầu hết tất cả mọi người, với tiềm năng và danh tiếng đầu tư vang xa không thua kém bất kỳ một giải Olympic tầm cỡ thế giới nào. Tuy nhiên, bấy nhiêu đó thôi chưa đủ để có thể giúp eSports được công nhận chính thức trở thành một môn trong thế vận hội Olympic quốc tế danh giá được.
Đó là chia sẻ chắc nịch của Thomas Bach – Chủ tịch Ủy ban Tổ chức Olympic Quốc tế về sự hiện diện và vai trò của eSports trong mắt ông. Được biết, trong khuôn khổ giải thể thao ASIAD của khu vực châu Á diễn ra vừa rồi, eSports đã được coi là một môn thi đấu nghiêm túc, nhưng Bach lại không tỏ ra hào hứng lắm khi nói về một viễn cảnh tương tự dành cho Olympic thế giới.
Thomas Bach – chủ tịch Olympic.
“Mọi môn thể thao thi đấu lẫn nhau đều có nguồn gốc và ý nghĩa đến từ những cuộc tham chiến thực sự giữa người với người thời xưa, nhưng chúng cần được bộ lộ ra theo một cách văn minh. Với eSports, đó gần như chỉ là tập trung người này giết người kia trong game, nên điều đó không thể truyền tải giá trị và ý nghĩa thực sự của thể thao Olympic,” trích lời Bach khi phỏng vấn với Asociated Press.
“Olympic không phải nơi để chứa chấp và quảng bá một bộ môn tung hô sự bạo lực và phân biệt lẫn nhau giữa các bên. Đúng, chính là những game bắn giết phổ biến đó sẽ không được chấp nhận để phù hợp với những gì ở trong khuôn phép Olympic.”
Hình ảnh hàng nghìn các cổ động viên cất công tới tham gia chứng kiến trực tiếp sàn đấu eSports của game Dota 2, League of Legends,…
Tuy nhiên, hiện những lời trên mới chỉ có sức nặng ở ý kiến cá nhân của chức Chủ tịch Olympic, không phải quyết định chính thức về sau. Được biết, Paris sẽ được chọn là nơi tổ chức Olympic năm 2024, và eSports đã nằm trong danh sách dự kiến thi tổ hợp trong một sự kiện mở màn đi kèm.
Hiện tại, rào cản lớn nhất dành cho eSports để được góp mặt và dần phổ biến ở tầm cỡ toàn cầu một cách rộng rãi, bình đẳng thì cần đến một tổ chức chịu trách nhiệm chính, đủ tầm điều hành, liên kết và hợp tác với các bên một cách hoàn chỉnh, trơn tru và nghiêm túc. Đây cũng là một trong những chỉ tiêu theo quy định của Olympic nếu muốn thêm vào một bộ môn mới: “Phải có một tổ chức đại diện chính thức điều phối và đảm bảo chịu trách nhiệm với toàn bộ điều luật được đưa ra (không chất cấm, không cá cược, không bán độ…)” – và đúng là eSports chưa thực sự có một cái tên của chung nào đứng lên “gom góp” tất cả về và gây ảnh hưởng đủ lớn để tham gia vào đấu trường thể thao quốc tế được.