Mastercard và Visa, cùng hàng chục đối tác tài chính khác đã đồng ý hỗ trợ đồng tiền ảo của mạng xã hội lớn nhất thế giới này.
Sau nhiều báo cáo và thông tin ban đầu, Facebook cuối cùng đã đưa ra thông tin chi tiết về đồng tiền điện tử riêng của mình. Theo đó, nó sẽ có tên gọi Libram dựa trên thuật toán blockchain cơ bản và ra mắt trong năm 2020.
Không giống như Bitcoin được thiết kế như một tài sản để đầu cơ, Libra được hỗ trợ bởi một lượng tài sản dự trữ. Người dùng trong tương lai có thể sử dụng nó để thành toán cho các dịch vụ trực tuyến và cả ngoại tuyến.
Tuy nhiên ban đầu nó sẽ được sử dụng chủ yếu để chuyển tiền giữa các cá nhân ở các nước đang phát triển, những đối tượng thiếu khả năng tiếp cận với các ngân hàng truyền thống. Mục tiêu cuối cùng của loại tiền điện tử này là trở thành một loại tiền điện tử chính thống, đầu tiên trên thế giới. Facebook kỳ vọng nó có thể được sử dụng để mua hầu hết mọi thứ và có thể hỗ trợ toàn bộ các sản phẩm tài chính, từ ngân hàng đến cho vay tín dụng.
Để làm được điều đó, Facebook đã cùng với 27 công ty lớn để thành lập tổ chức có tên Hiệp hội Libra Phi lợi nhuận. Thành viên hiệp hội bao gồm các công ty cung cấp dịch vụ tài chính, viễn thông và công nghệ tên tuổi như Coinbase, Mastercard, Visa, eBay, Paypal, Stripe, Spotify, Uber, Lyft và Vodafone. Nhiệm vụ của các thành viên ngoài việc giám sát là đóng góp vào việc dự trữ đồng Libra, đảm bảo giá trị của đồng tiền mã hóa này dựa trên một loại tài sản (có thể là đồng USD hoặc vàng). Nhờ đó, Libra sẽ không bị biến động giá và khan hiếm như Bitcoin.
Facebook cũng tự hào rằng việc tạo ra đồng Libra cũng là một dự án xanh, bởi nó không tiêu thụ một lượng lớn năng lượng giống như quá trình khai thác Bitcoin. Hiệp hội Libra phi lợi nhuận sẽ có trụ sở tại Geneva, Thụy Sĩ.
Nếu thành công, đây sẽ là một trong những sản phẩm mang lại hiệu quả cao nhất mà Facebook từng phát hành, cho cả công ty này và thế giới. Nó có thể xóa bỏ ngăn cách và các khó khăn mà hệ thống ngân hàng hiện tại đang gặp phải, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển. Nó cũng có thể khiến Facebook trở nên quan trọng hơn trong cuộc sống của tất cả mọi người, không chỉ với đối tượng người dùng mạng xã hội.
Để phát triển dự án này, Facebook cũng thành lập một công ty con có tên là Calibra. Cựu giám đốc sản phẩm của Twitter và Instagram, Kevin Weil sẽ là người đứng đầu và chịu trách nhiệm phát triển ra mắt, bảo trì và xây dựng ví tiền kỹ thuật số của chính Facebook. Thời gian đồng, Calibra sẽ “sống” dựa vào Facebook Messenger và WhatsApp. Nhưng trong tương lai nó sẽ có một ứng dụng iOS và Android độc lập. Facebook cũng sẽ tìm cách xây dựng các dịch vụ tài chính mới, như hạn mức tín dụng, sử dụng Calibra.
Ông Weil cho biết Calibra sẽ phát triển một nền tảng blockchain phi tập trung để vận hành đồng tiền Libra. Bởi vì đây là nền tảng blockchain, nên mọi thông tin sẽ minh bạch, công khai và không thể chỉnh sửa.
Vì Facebook sở hữu Calibra và cũng có một vị trí trong Hiệp hội, nên đây sẽ là đại diện duy nhất trong hội đồng quản trị có hai phiếu bầu. Trong tương lai, hiệp hội sẽ mở rộng và tuyển thêm hàng chục hoặc thậm chí hàng trăm thành viên mới, trước khi sản phẩm chính thức ra mắt vào năm 2020.
Đây là một nỗ lực rất có liên quan, nó sẽ không chỉ đòi hỏi sự đột phá mới mà còn xuất hiện với một hình thức chính phủ phi tập trung mới, David Marcus, một cựu chiến binh của PayPal, người điều hành Facebook Messenger trong nhiều năm, nói Các Verge. “
Mô hình của Libra cũng có một đặc điểm là không một công ty nào có thể kiểm soát nó, kể cả Facebook. Dựa trên nền tảng blockchain, nên mọi thông tin sẽ minh bạch, công khai và không thể chỉnh sửa.
So với các đồng tiền điện tử khác không được các tổ chức tài chính chấp nhận, Libra có thể tạo nên một bước ngoặt mới cũng như tránh được việc trở thành một công cụ rửa tiền bởi sẽ có một loạt các quy định được đặt ra để người dùng tuân thủ. Đặc biệt, sự tham gia của Mastercard và Visa cũng cho thấy một dấu hiệu lạc quan. Bởi nó chứng tỏ hai công ty tài chính khổng lồ này đã nhìn thấy tiềm năng ở Libra.
Tham khảo The Verge