Chỉ bị vài mụn nước, khi đến viện suýt bị cắt cụt chân: Lời cảnh báo chưa bao giờ muộn

Biến chứng thần kinh do đái tháo đường hiếm khi gây tử vong nhưng là nguyên nhân hàng đầu gây cắt cụt chân và tàn phế ở bệnh nhân đái tháo đường.

Mất chân vì tiểu đường

Bà D. cho biết bà phát hiện tiểu đường được 18 năm nay và vẫn sống chung với bệnh nhưng năm ngoái bà đã bị bệnh tiểu đường “ăn” mất chân phải và đến nay chân trái cũng đối mặt với nguy cơ hoại tử chân do biến chứng xơ vữa mạch máu chi dưới của bệnh tiểu đường.

Các bác sĩ Bệnh viện Hùng Vương cho biết  bệnh nhân vào viện trong tình trạng đi lại đau tức nhiều, mất cảm giác bàn chân trái, không có phản ứng nông sâu, rối loạn sắc tố da cẳng và bàn chân trái. Cắt 1/3 dưới cẳng chân phải do tắc mạch, hoại tử.

Qua thăm khám và khai thác tiền sử bệnh lý của bệnh nhân, bác sỹ đã chỉ định chụp CT hệ mạch chi để đánh giá mạch máu các chi có bị dị dạng, tắc, phình hay xơ vữa hay không.

Chỉ bị vài mụn nước, khi đến viện suýt bị cắt cụt chân: Lời cảnh báo chưa bao giờ muộn - Ảnh 1.

Bà D. đã bị cắt một chân năm ngoái

Kết quả chụp CT hệ mạch chi cho thấy hình ảnh xơ vữa thành mạch chi dưới hai bên, các bác sỹ chẩn đoán bệnh nhân bị biến chứng thần kinh ngoại vi do đái tháo đường tuyp 2, tăng huyết áp.

Anh Nguyễn Văn H. Đống Đa, Hà Nội 41 tuổi, được hiện mắc đái tháo đường đã 17 năm trước. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, anh thường tự mua thuốc điều trị tại nhà và do bận rộn công việc nên uống thuốc không đều đặn.

Khi  chân anh  mọc một vài mụn nước ở ngón chân cái. Sau đó 2-3 ngày, những mụn nước ấy vỡ ra. Những cọ xát do di chuyển khiến những vết sưng ngày càng lan rộng. Ngón chân cái của anh sưng nề, chuyển sang màu đen bầm như tụ máu.

Khi đến bệnh viện khám, bác sĩ cho biết anh bị biến chứng thần kinh do tiểu đường. Nhìn vết bầm tím nhưng bác sĩ chỉ cần động các dụng cụ vào là từng mảng thịt rữa ra để vết hoại tử há miệng, loang lổ mùi hôi tanh.

Bác sĩ cho biết anh H. may mắn đến sớm, nếu anh để 4, 5 hôm nữa thì biến chứng ăn sâu vào lòng bàn chân có khả năng phải cắt chân.

Vì sao bệnh nhân không cảm nhận được vết loét

Theo bác sĩ Nguyễn Huy Cường – Nguyên bác sĩ tại khoa Nội tiết BV Bạch Mai từ 50-90% người tiểu đường có biến chứng thần kinh. Biểu hiện thường gặp nhất là tê bì, ngứa và lạnh bàn chân, cảm giác bỏng rát. Nặng hơn nữa là mất cảm giác gây nên chai chân và vết loét; rối loạn thần kinh tim, liệt dương, tiểu khó tự chủ, đi ngoài táo lỏng xen kẽ…

Khi có biến chứng thần kinh, bệnh nhân không nhận biết được vết cắt hoặc vết thương ở chân. Điều đó có nghĩa là một vết thương nhỏ có thể dẫn đến tổn thương nghiêm trọng bởi vì họ biết là có tổn thương ở đó, thậm chí cả tổn thương mạch máu nuôi dưỡng chân, vết thương sẽ rất lâu liền.

Chỉ bị vài mụn nước, khi đến viện suýt bị cắt cụt chân: Lời cảnh báo chưa bao giờ muộn - Ảnh 2.

Bệnh nhân không cảm nhận được tổn thương của mình

Ví dụ: người bệnh đi chân trần và dẫm phải chiếc đinh. Dây thần kinh không chuyển tín hiệu rằng có tổn thương, và chân bạn sẽ bị nhiễm khuẩn. Bởi vì rất nhiều đường trong máu, vi khuẩn được nuôi dưỡng tốt nên phát triển nhanh, và tổn thương trở nên tồi tệ hơn.

Nhiều khi nhiễm khuẩn trở nên rất xấu gây ra hoại tử. Đó là khi tổ chức xung quanh vết thương bị chết. Nếu sự hoại tử lan rộng, bạn có thể phải hy sinh một phần cơ thể – điều đó gọi là sự cắt cụt chi.

Biến chứng thần kinh do đái tháo đường hiếm khi gây tử vong nhưng là nguyên nhân hàng đầu gây cắt cụt chân và tàn phế ở bệnh nhân đái tháo đường. Biến chứng thần kinh khá phổ biến ở các bệnh nhân đái tháo đường, nhất là các bệnh nhân kiểm soát đường máu không tốt, chủ yếu biến chứng thần kinh ngoại vi.

5 lưu ý cách chăm sóc bàn chân 

1. Kiểm tra bàn chân hàng ngày

Buổi tối trước khi đi ngủ, người bệnh đái tháo đường nên kiểm tra bàn chân. Chọn một nơi có đủ điều kiện ánh sáng để quan sát bàn chân và các kẽ chân xem có vết xước, vết phồng rộp, vết thâm, cục chai chân hay chỗ nào đau không?

Nếu bệnh nhân không tự cúi xuống kiểm tra được thì có thể dùng gương để quan sát hoặc nhờ người thân kiểm tra giúp

2. Rửa chân hàng ngày

Rửa kỹ bàn chân và kẽ ngón chân (Dùng bọt biển hoặc khăn mềm rửa thật nhẹ nhàng). Rử̉a bằng nước ấm và xà bông trung tính. Không ngâm chân quá 5 phút.

Sau khi rửa lau thật khô da và các kẽ ngón chân. Nếu da chân bị khô sử dụng kem làm ẩm da (lưu ý bệnh nhân không được bôi kem vào kẽ ngón chân).

3. Phòng tránh các vết bỏng

Kiểm tra nhiệt độ nước trước khi tắm rửa bằng cách dùng nhiệt kế hoặc mu bàn tay, khuỷu tay. Nhiệt độ nước không nóng quá cũng không lạnh quá. Khoảng 37ºC là tốt nhất.

Không sưởi ấm chân bằng các phương pháp như sưởi bằng lò than, sưởi bằng viên gạch nung nóng; không dùng nước nóng để xông hơi bàn chân hoặc ngâm chân; không đốt lá ngải hơ chân; tắt chăn điện…vì dễ gây bỏng .

Thoa kem chống nắng lên chỗ da để trần khi đi ra nắng.

4. Khi chân có vết chai

Không được tự ý cắt vết chai mà phải đến gặp bác sỹ

5. Chăm sóc móng chân

Không để móng chân mọc quá dài, khi cắt móng nếu không nhìn rõ nên nhờ người thân cắt tránh gây các vết xước, chảy máu.