Đúng vào khoảng thời gian 12h đêm, thời điểm chuyển giao giữa ngày mới và ngày cũ, đèn tắt đi và đôi trai gái sẽ “làm chuyện ấy” trong miếu Trò dưới tiếng hô của chủ lễ.
Lễ hội Trò Trám hay còn gọi là “Linh tinh tình phộc” diễn ra ở xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ vào lúc nửa đêm (tức đêm 11 rạng sáng ngày 12 tháng Giêng âm lịch).
Đây là hình ảnh ngôi miếu diễn ra “chuyện ấy” vào đêm nay. Đúng 12h đêm, chuẩn bị đến thời khắc làm Lễ Mật, người dân bắt đầu tiến dần vào miếu nhằm nhìn thấy được tận mắt cảnh “tình phộc” trong Lễ Mật.
Cụ chủ từ Nguyễn Thành Ngữ năm nay 71 tuổi cho biết, trong lễ hội, hai tiết mục được mong đợi nhất là Trò Trám và Lễ Mật.
Vào lúc này, chủ lễ làm lễ tế, bắt đầu là tung đồng tiền xu để xin thần thánh. Đây cũng là lúc linh vật được lấy ra từ nơi cất giấu linh thiêng trong ngôi miếu.
Linh vật được cất giữ cẩn thận, không ai có thể xem.
Ông Ngữ cho biết, ngôi miếu diễn ra Trò Trám được gọi là miếu Trò hoặc miếu Trám, tuy nhiên người dân địa phương hay quen gọi tên miếu này là theo cách dân gian là miếu đụ đị.
Ngôi miếu được xếp hạng di tích quốc gia.
Sau thời gian, năm ngoái ngôi miếu này đã được xây mới hoàn toàn, với kinh phí lên tới 17 tỷ đồng.
Cận ảnh ngôi miếu được xây dựng mới.
Cảnh trong lễ hội linh tinh tình phộc năm ngoái.
Vào tối nay đôi vợ chồng làm “chuyện ấy” trước hàng ngàn người dân địa phương sẽ diễn ra.
Theo ông Ngữ lễ hội này nhằm tôn vinh tín ngưỡng phồn thực của cư dân nông nghiệp, mong mùa màng bội thu.
Lễ hội Trò Trám, còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như “Linh tinh tình phộc”, “Lễ hội tháo khoán”,…nhưng tên gọi “Linh tinh tình phộc” là phổ biến hơn cả bởi màn Lễ Mật “linh tinh tình…phộc” là phần hấp dẫn nhất của đêm hội.
Đây là lễ hội mang tín ngưỡng phồn thực cổ xưa của người Việt. Trải qua lịch sử, do chiến tranh và cũng bởi tư duy hẹp hòi cho rằng có phần dung tục, đã có lúc lễ hội này bị lãng quên. Mấy năm gần đây, lễ hội được phục dựng, gần như nguyên vẹn ý nghĩa văn hóa, tín ngưỡng cổ xưa…
Lễ hội Trò Trám là biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực của cư dân nông nghiệp với ước mong vạn vật sinh sôi nảy nở. Thực ra, xưa kia, ở nhiều vùng khác của Việt Nam như Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Giang… hay như ở Tam Nông, Cẩm Khê… của Phú Thọ cũng có những lễ hội này, nhưng đã bị lãng quên từ lâu. Sở dĩ Tứ Xã gìn giữ được đến ngày nay là bởi nơi đây vốn là một trong những bộ tộc thời Hùng Vương, họ hùng mạnh và có bản sắc văn hóa lâu đời.
Động thái “linh tinh tình phộc” và “chày cối” là hiện tượng “tục hèm” trừ đuổi tà ma triệt tiêu hiểm hoạ, cho vật thịnh dân an xóm làng trù. Về tính hiện thực, động thái “linh tinh tình phộc” đó là phút “khởi nguyên” sự sống cho một vòng đời, nên còn gọi là lễ “cầu đinh”.