“Cái chết thầm lặng”: Phổi bị phá nát do cách ăn vội, sống thiếu nguyên tắc của người Việt

Thói quen sống vội, ăn những thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, thịt đỏ… và hút thuốc lá mọi lúc mọi nơi khiến cho nhiều người Việt bị hỏng phổi sớm.

LTS: Nhịp sống hiện đại cuộc sống con người trở lên nhanh và vội vã hơn. Con người không có quá nhiều thời gian để lựa chọn đồ ăn, tự nấu ăn và tìm hiểu về những thực phẩm tốt cho sức khoẻ. Thay vào đó là những thực phẩm ăn nhanh, đồ nướng, chiên, rán… được chúng ta sử dụng nhiều hơn.

Hiện nay, chúng ta đang có khuynh hướng ăn theo ý thích, chiều chuộng vị giác của mình. Ít ai biết được cách ăn đó có thể gây ra những hệ lụy bệnh tật nguy hiểm.

Trước mối nguy của bệnh tật trong ăn uống sắp “ập tới”, chúng tôi xin gửi tới độc giả tuyến bài cảnh báo: “Kiểu ăn uống tàn phá lục phủ ngũ tạng”.

Bài 1: “Cái chết trắng” đến từ thói quen thích ăn đậm vị để ngon miệng của hàng triệu người Việt

Bài 2: Cái “chết mòn” đến từ cách ăn “hổ lốn” của người Việt: Hỏng dạ dày, tăng nguy cơ ung thư

Bài 3: Cái chết “chậm” đến từ những bữa ăn thịnh soạn đang “phá nát” lá gan của người Việt

Bài 4: Cái chết “âm thầm” cho 2 quả thận đến từ thói quen chỉ ăn thứ sướng miệng của người Việt

Bài 5: “Cái chết ngọt ngào” phá hỏng tim, gan, thận… từ thói quen hảo ngọt của người Việt

Bài 6: Cái chết từ miệng vào: Đại trực tràng người Việt đang bị “phá nát” do ăn uống quá độ

“Kẻ thù” của phổi

Phổi là một trong những tạng cực kỳ quan trọng trong cơ thể giữ chức năng hô hấp. Phổi bị tổn thương do bất kỳ bệnh lý gì đều ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của con người.

Bệnh lý ở phổi thường diễn biến rất “thầm lặng”. Một chế độ ăn thiếu khoa học, thói quen sinh hoạt thiếu nguyên tắc thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá… khiến cho lá phổi của người Việt đang dần bị tổn thương mà ít người để ý tới.

Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhànkhoa Dinh dưỡng – Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y Dược Tp.HCM cho hay, một số thói quen ăn uống của người Việt không tốt có thể ảnh hưởng tới hai lá phổi.

Mặc dù trên thế giới hiện nay chưa có nghiên cứu đủ mạnh để chứng minh chế độ dinh dưỡng gây ra bệnh phổi. Tuy nhiên, có một vài nghiên cứu nhỏ đưa ra bằng chứng ăn nhiều thịt đỏ và uống rượu có thể gây ra ung thư phổi. Tuy cần phải có thêm nhiều nghiên cứu được chứng minh điều này nhưng đây cũng có thể coi như 1 lời cảnh báo.

Cái chết thầm lặng: Phổi bị phá nát do cách ăn vội, sống thiếu nguyên tắc của người Việt - Ảnh 2.

Chế độ ăn nhiều rau xanh sẽ tốt cho phổi.

Bác sĩ Nhàn nhấn mạnh, một số nguyên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều rau xanh, trái cây, các loại hạt có thể làm giảm sự phát triển của ung thư phổi, giảm dị ứng hoặc giảm nguy cơ khởi phát cơn hen suyễn ở người lớn và trẻ em.

Tăng rau xanh trong chế độ ăn ngăn ngừa tiến triển của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính chống lại suy giảm chức năng phổi. Đối với các thực phẩm có chứa nhiều vitamin C, E,A có nhiều trong màu xanh lá đậm, cá có lợi cho chức năng hô hấp.

Bác sĩ Nhàn cho biết thêm: “Ngược với chế độ ăn nhiều rau xanh là chế độ ăn nhiều thịt đỏ, thịt ướp muối, thịt hun khói, đồ ngọt, kẹo bánh, uống sữa nguyên kem sẽ làm tăng nguy cơ hen suyễn ở trẻ em và làm tăng nguy cơ xuất hiện cơn hen cấp ở người lớn.

Chế độ ăn giàu năng lượng gây ra thừa cân béo phì cũng làm tăng nguy cơ ảnh hưởng tới phổi làm thuyên tắc phổi. Với những người phụ nữ béo phì có BMI từ 35 trở lên nguy có thuyên tắc phổi cao hơn gấp 6 lần so với người bình thường.

Hiện nay, người Việt đang phải đối mặt với “cuộc chiến” ăn quá nhiều thịt, đồ ăn nhiều năng lượng và hệ quả là thừa cân béo phì ảnh hưởng tới chức năng phổi”.

Cái chết thầm lặng: Phổi bị phá nát do cách ăn vội, sống thiếu nguyên tắc của người Việt - Ảnh 3.

Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn.

Trong ăn uống bác sĩ Nhàn cũng lưu ý thêm, thói quen ăn đồ sống, đồ tái của người Việt có thể làm tăng nguy cơ nhiễm sán lá phổi gây tổn thương cho hai lá phổi.

Một số loại tôm, cua ở vùng nước ngọt có thể bị nhiễm sán. Nếu ăn các loại tôm, cua này chưa được nấu chín sẽ có nguy cơ bị nhiễm sán lá phổi. Người bị nhiễm sán lá phổi có thể biểu hiện bằng những cơn ho có đờm lẫn máu, ho thường kéo dài và dai dẳng.

Triệu chứng của bệnh nhân bị nhiễm lá phổi giống với bệnh lao vì vậy thường bị chẩn đoán và điều trị nhầm.

Thói quen gây tổn thương phổi nghiêm trọng

“Thói quen gây hại cho lá phổi của người Việt chủ yếu là hút thuốc lá. Hút thuốc lá là nguy cơ hàng đầu dẫn tới ung thư phổi. Theo một nghiên cứu tại Mỹ khói thuốc lá gây ra 80-90% tử vong do ung thư phổi”, bác sĩ Nhàn nói.

Trong khói thuốc lá có rất nhiều hóa chất có thể gây ra ung thư ở người lớn. Người hút thuốc lá có nguy cơ bị ung thư phổi và chết vì ung thu phổi cao hơn gấp 15- 30 lần so với người không hút thuốc lá. Người hút thuốc lá càng lâu năm và số lượng điếu thuốc hút càng nhiều càng làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.

Ngoài ra, việc hút thuốc lá thụ động (hít phải khói thuốc lá) cũng có khả năng gây nhiễm trùng hô hấp, khởi phát cơn hen cấp tính đặc biệt là trẻ em và có thể dẫn tới ung thư phổi khi tới tuổi trưởng thành ở những người không bao giờ hút thuốc lá.

Cái chết thầm lặng: Phổi bị phá nát do cách ăn vội, sống thiếu nguyên tắc của người Việt - Ảnh 4.

Ngoài ung thư phổi, khói thuốc lá cũng gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Trong đó tiếp xúc với khói thuốc lá ở độ tuổi trẻ em và thanh thiếu niên có thể làm chậm sự tăng trưởng của hai lá phổi, và có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khi trưởng thành.

Để có một lá phổi khỏe mạnh bác sĩ Nhàn khuyến cáo: “Mọi người tránh xa thuốc lá, người đang hút thuốc lá nên dừng hút. Trong ăn uống cần tăng cường chế độ ăn rau xanh, trái cây trong bữa ăn hàng ngày. Lượng rau xanh và trái cây phải chiếm một nửa trong khẩu phần ăn bên cạnh cơm, bún, thịt cá để có một lá phổi khỏe mạnh.

Lưu ý hạn chế các loại thịt đỏ, thịt chế biến sẵn, đồ ngọt… Tăng cường vận động để tránh thừa cân béo phì. Thực hiện ăn chín uống sôi, tránh những thực phẩm sống như tôm, cua”.

 

Ngọc Minh, theo Trí Thức Trẻ

http://ttvn.vn/doi-song/cai-chet-tham-lang-phoi-bi-pha-nat-do-cach-an-voi-song-thieu-nguyen-tac-cua-nguoi-viet-82019112123733329.htm