Bị mẹ mắng suốt ngày, cô bé 11 tuổi nuôi ý nghĩ trả thù cả dòng họ cho mẹ bẽ mặt: Câu chuyện đau lòng về phương pháp dạy con hiện nay

Tập đầu tiên trong series chương trình “Cha mẹ thay đổi” là câu chuyện về gia đình chị Trang (40 tuổi) – Giảng viên âm nhạc trong hành trình thay đổi bản thân của chị về cách dạy dỗ, yêu thương, cư xử… với hai cô con gái dưới sự giúp đỡ của phương pháp Emotion Coaching.

Tập đầu tiên trong series chương trình “Cha mẹ thay đổi” là câu chuyện về gia đình chị Trang (40 tuổi) – Giảng viên âm nhạc trong hành trình thay đổi bản thân của chị về cách dạy dỗ, yêu thương, cư xử… với hai cô con gái dưới sự giúp đỡ của phương pháp Emotion Coaching.

Loạt phim “Cha mẹ thay đổi” là những hình ảnh chân thực về mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái trong các gia đình, đồng thời là một thông điệp đầy ý nghĩa về việc làm thế nào có thể mang lại hạnh phúc thật sự cho con trẻ bằng sự yêu thương con đúng cách và nuôi dạy con tốt hơn.

Bị mẹ mắng suốt ngày, cô bé 11 tuổi nuôi ý nghĩ trả thù cả dòng họ cho mẹ bẽ mặt: Câu chuyện đau lòng về phương pháp dạy con hiện nay - Ảnh 1.

Cún (11 tuổi) khi bị mẹ bắt dậy tập đàn và ngồi kèm, em vừa đàn, vừa khóc mãi không ngừng. Em tiết lộ từng muốn “trả thù cả dòng họ” để cha mẹ bẽ mặt (Nguồn: VTV7)

Bị mẹ mắng suốt ngày, cô bé 11 tuổi nuôi ý nghĩ trả thù cả dòng họ cho mẹ bẽ mặt: Câu chuyện đau lòng về phương pháp dạy con hiện nay - Ảnh 2.

Nhím (21 tuổi) đi dạy đàn dù đang ốm và bị mẹ cấm không cho đi, liệu có phải vì “Ở nhà còn mệt hơn!” (Nguồn: VTV7)

Mẹ Trang thì cau có nạt nộ: “Đánh đàn chứ có làm gì đâu mà khóc”, “Bảo ở nhà nghỉ ngơi thì không nghe…”. Chị cảm thấy bất lực và căng thẳng vô cùng

Đây có lẽ là những mảnh ghép rất quen thuộc trong mỗi gia đình, cha mẹ không thấu hiểu con cái và ngược lại, dẫn đến những thương tổn không thể hàn gắn cho cả hai bên.

Câu chuyện cứ mãi tiếp diễn nếu như cô con gái út không yêu cầu chị Trang tham gia trương trình “Cha mẹ thay đổi”: “Cún bảo rằng tôi phải tham gia chương trình này ngay, mẹ phải thay đổi. Con còn bảo tôi là người hay cầu toàn và khó tính. Trong khi tôi lại thấy mình rất dễ tính”.

Những tổn thương từ cách giáo dục của cha mẹ

Tại đây, chị cũng như những cha mẹ khác được gặp nhiều chuyên gia trong nước và chuyên gia Hàn Quốc. Các bậc phụ huynh không chỉ được học các kỹ năng làm cha mẹ mà còn được nghe nhiều thông tin khoa học về tâm lý trẻ em.

Tham gia những buổi học với các chuyên gia như giáo sư Peck Cho (Ủy ban cố vấn chính sách của Bộ Giáo dục Hàn Quốc), giáo sư Choi Sung Aie về tâm lý học và một số nhà tâm lý Việt Nam, chị Trang hiểu ra được vấn đề: “Tôi đã kỳ vọng quá lớn vào con. Tôi mong muốn con hoàn hảo. Và giờ tôi hiểu rằng con mình là đứa trẻ bị tổn thương quá nhiều. Càng tổn thương thì chúng không hoàn hảo, khó bảo, thậm chí bất cần”.

Bị mẹ mắng suốt ngày, cô bé 11 tuổi nuôi ý nghĩ trả thù cả dòng họ cho mẹ bẽ mặt: Câu chuyện đau lòng về phương pháp dạy con hiện nay - Ảnh 4.

“Thực tế tổn thương tinh thần tương đương với bỏng cấp độ 3, khiến các con rất đau đớn.”Theo Giáo sư Peck (Nguồn: VTV7)

Giáo sư Peck cho rằng cha mẹ đôi khi không nghĩ việc áp đặt của mình khiến các con bị tổn thương tinh thần. Không có ai quát mắng 1 đứa trẻ bị bỏng cấp độ 3 là “Có gì đâu, đứng dậy đi học đi, sao lại phải buồn? Dậy học bài đi. Làm việc nhà đi”. Nhưng chúng ta lại làm như thế với đứa trẻ đang chịu nỗi đau về cảm xúc”.

Liều thuốc chữa lành tổn thương của con: Emotion Coaching

Tin tốt là, những đứa trẻ đã từng phải gánh chịu tổn thương thời thơ ấu có thể được chữa lành. Những đứa trẻ đó vẫn có thể thành công và hạnh phúc trong tương lai nếu như bậc làm cha mẹ sử dụng phương pháp Kết nối và Hướng dẫn cảm xúc – Emotion Coaching.

1. Nhận ra cảm xúc và đón nhận cảm xúc

Mẹ: “Mẹ thấy con mệt và ngón tay con có vẻ đau đúng không?”

2. Lắng nghe con nói và đồng cảm

Con: “Sao con phải học đàn nhỉ, con chán lắm rồi, sao mẹ cứ bắt con phải học đàn?”

Mẹ: “Mẹ xin lỗi vì đã bắt con tập đàn mà không hỏi ý kiến con.”

Con: “Con không muốn học đàn nữa!”

Mẹ: “Con muốn dừng tạm thời hay không bao giờ học nữa?”

Con: “Con muốn mãi mãi dừng học.”

3. Chia sẻ cảm nhận của bản thân với con 

Mẹ: “Mẹ kể cho con câu chuyện về việc học vẽ hồi bé của mẹ. Mẹ ghét học vẽ lắm. Cô giáo cứ bắt mẹ học vẽ để có điểm cao hơn. Nên mẹ hiểu cái cảm giác hiện giờ của con như thế nào!” 

4. Đưa ra câu hỏi gợi mở để hiểu suy nghĩ và cảm nhận của con 

Mẹ: “Nếu không muốn học đàn thì con muốn làm gì khác ko?”

Con: “Con muốn học vẽ, thiết kế thời trang.” 

5. Nên để con tự quyết định và tìm cách giải quyết, bố mẹ chỉ hỗ trợ, góp ý 

Mẹ: “Mẹ có gợi ý này, học âm nhạc sẽ khiến đời sống tinh thần của con phong phú hơn. Nếu không phải piano, con có muốn chơi nhạc cụ nào khác không?” 

Con: “Con muốn chơi guitar.” 

Mẹ: “Con cứ thử và xem mình có thích nhạc cụ này không nhé!”

6. Thể hiện sự tôn trọng với ý kiến của con 

Mẹ: “Lần sau mẹ sẽ hỏi ý kiến con trước khi làm gì đó. Mẹ sẽ thấy rất vui nếu con hạnh phúc với những gì con đang làm!”

Tác dụng của việc huấn luyện cảm xúc: Những đứa trẻ được sống trong môi trường có kết nối và hỗ trợ về cảm xúc sẽ có thành tích học tập và tạo dựng mối quan hệ tốt hơn. Hai điều đó sẽ làm nên thành công cho trẻ trong trường học và đó cũng là tiền đề cho trẻ thành công trong cuộc sống.

Đó là sự khởi đầu trong hành trình thay đổi của chị Trang. Sau 10 tháng điều chỉnh từng bước một, 2 con của chị đã hiểu mẹ và mở lòng hơn với sự quan tâm của mẹ. Đoạn chị Trang nghẹn ngào nói với Nhím: “Bao nhiêu năm trời mẹ không được ôm con. Giờ hãy cho mẹ được ôm con đi” khiến ai xem cũng bật khóc nức nở.

Điều cuối cùng chị Trang muốn nhắn nhủ với mọi người: “Nhà thơ Xuân Diệu có một câu: ‘Người với người sống để yêu nhau’. Tất cả mọi người hãy yêu thương nhau và hãy làm đầu tiên trong gia đình mình”.

Để có hạnh phúc trong tương lai bạn phải hạnh phúc ngay bây giờ. Và để thành công, bạn phải hạnh phúc trước…

Ngọc Huyền , theo Trí Thức Trẻ

http://ttvn.vn/hoc-duong/bi-me-mang-suot-ngay-co-be-11-tuoi-nuoi-y-nghi-tra-thu-ca-dong-ho-cho-me-be-mat-cau-chuyen-dau-long-ve-phuong-phap-day-con-hien-nay-2201923121758586.htm