Bệnh ung thư người Việt mắc nhiều nhất năm 2018 là những loại nào?

Theo PGS Nguyễn Nghiêm Luật – Nguyên giảng viên trường ĐH Y Hà Nội, thống kê của Tổ chức ghi nhận ung thư thế giới cho thấy năm 2018 số bệnh nhân mắc ung thư đang tăng nhanh.

96, triệu người chết mỗi năm

Ước tính của Tổ chức ghi nhận ung thư thế giới (GLOBOCAN cho thấy năm 2018 có 18,1 triệu ca ung thư mới và 9,6 triệu ca tử vong do ung thư. Một trong 5 nam và một trong 6 nữ trên toàn thế giới có thể bị ung thư trong suốt cuộc đời của họ, và một trong 8 nam và một trong 11 phụ nữ sẽ chết vì căn bệnh này; tổng số người còn sống trong vòng 5 năm được chẩn đoán ung thư, ước tính là 43,8 triệu người.

Theo đó, tỷ lệ mắc ung thư mới ở Châu Á là 48,4%, ở Châu Âu là 23,4%, ở Châu Mỹ là 21%, Châu Phi là 5,8% và Châu Đạo Dương là 1,4%.  Trong khi đó, tỷ lệ tử vong do ung thư ở Châu Á là 57,3%, ở Châu Âu là 20,3%, ở Châu Mỹ là 14,4%, Châu Phi là 7,3% và Châu Đại Dương là 0,7%.

Bệnh ung thư người Việt mắc nhiều nhất năm 2018 là những loại nào? - Ảnh 1.

PGS Nguyễn Nghiêm Luật

Theo PGS Luật nghiên cứu chỉ ra rằng sự khác nhau về tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư ở các châu lục phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có điều kiện địa lý, kinh tế, phong cách sống, môi trường

Kết hợp cả hai giới, 5 loại ung thư hàng đầu thế giới 2018 là ung thư phổi (2.093.876 ca, 11,6%), vú (2.088.849 ca, 11.6%), đại trực tràng (1.800.977 ca, 10,2%), tuyến tiền liệt (1.276.106 ca, 7.1%), và dạ dày (1.033.701 ca, 5,2%).

Ở nam giới, 5 loại ung thư hàng đầu thế giới 2018 là ung thư phổi (14,5%), tuyến tiền liệt (13,5%), dạ dày (12,3%), đại trực tràng (10,9%), dạ dày (7,2%) và gan (6,3%); ở nữ giới, 5 loại ung thư hàng đầu là ung thư vú (24,2%), đại trực tràng (9,5%), phổi (8,4%), cổ tử cung (6,6%) và tuyến giáp (5,1%).

Đối với nhiều ung thư, tỷ lệ mới mắc chung ở các quốc gia có chỉ số phát triển con người (HDI) cao hoặc rất cao thường gấp 2 lần 3 lần ở các quốc gia có chỉ số phát triển con người thấp hoặc trung bình.

Bệnh ung thư người Việt mắc nhiều nhất năm 2018 là những loại nào? - Ảnh 2.

Gần 10 triệu người chết vì ung thư

Ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở cả nam và nữ và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư ở phụ nữ ở 28 quốc gia. 

Tỷ lệ mắc ung thư phổi cao nhất ở phụ nữ được thấy ở Bắc Mỹ, Bắc và Tây Âu (Đan Mạch và Hà Lan), Trung Quốc, Úc và New Zealand, trong số đó Hungary đứng đầu danh sách (Alonso R, 2018). 

Hiện đang có sự gia tăng ung thư phổi ở phụ nữ (Thun MJ, 2018). Việc Kiểm soát Thuốc lá của WHO đã giúp giảm tỷ lệ hút thuốc lá và ngăn ngừa phơi nhiễm thụ động với khói thuốc lá ở nhiều quốc gia.

Việt Nam ung thư nào đứng đầu

Theo GLOBOCAN, ở Việt Nam 2018 có 164.671 ca ung thư mới và 114.871 ca tử vong vì ung thư và hơn 300.000 bệnh nhân đang sống chung với ung thư. 

5 loại ung thư hàng đầu ở nam giới Việt Nam là ung thư gan (21,5%), phổi (18,4%), dạ dày (12,3%), đại trực tràng (8,4%) và vòm họng (5,0%) và ở phụ nữ là ung thư vú (20,6%), đại trực tràng (9,6%), phổi (9,4%), dạ dày (8,6%) ) và gan (7,8%).

Với bệnh nhân ung thư gan năm 2018 có 25.335 người mắc chung cả hai giới và riêng năm giới con số này lên tới 19.568 nghìn người nữa là 5.567 nghìn người. Sau đó đến ung thư phổi là 23.667 người và nam gưới là 16.722 người, ung thư dạ dày là 17 527 người mắc, vú là 15.229 người mắc, ung thư đại trực tràng là 14.733 người mắc.

Các bệnh không truyền nhiễm hiện đang gây nên phần lớn các trường hợp tử vong trên thế giới và ung thư được dự đoán sẽ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và là rào cản quan trọng nhất đối với việc tăng tuổi thọ ở mọi quốc gia trên thế giới trong thế kỷ 21.

PGS Nguyễn Nghiêm Luật cho biết ngày nay, gánh nặng ung thư ngày càng tăng do một số yếu tố, gồm sự tăng trưởng dân số, sự lão hóa, cũng như sự thay đổi về tỷ lệ của một số nguyên nhân gây ung thư liên quan đến sự phát triển kinh tế và xã hội. 

Điều này có thể được thấy ở các nền kinh tế đang phát triển, nơi có sự chuyển đổi tỷ lệ của các bệnh ung thư liên quan đến sự nghèo đói và nhiễm trùng sang các bệnh ung thư liên quan đến lối sống dư thừa vật chất của các nước phát triển.

PGS Luật cho biết ngay từ bây giờ hãy phòng  bệnh ung thư. Ngoài các yếu tố do di truyền, nội sinh thì mọi người cần hạn chế tối đa thực phẩm độc hại gây ung thư, hoá chất, thuốc lá, bia rượu. Đặc biệt, mỗi người hay tạo thói quen đi kiểm tra và sàng lọc ung thư để phát hiện bệnh sớm nhất.