Bệnh mỡ máu cao “không trừ một ai”: Muốn không có bệnh thì nên chú ý 7 điều quan trọng

Bệnh mỡ máu cao “không trừ một ai” đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người, đang khỏe mạnh bỗng nhiên có bệnh, phải điều trị. Đây là 7 lưu ý giúp bạn phòng bệnh, nên áp dụng sớm.

Ai cũng có thể mắc bệnh mỡ máu cao, không riêng người béo

Bệnh mỡ máu cao hiện đã trở thành khái niệm quen thuộc với hầu hết mọi người, bởi tỉ lệ người mắc bệnh đang không ngừng tăng lên theo thời gian, nhiều người xung quanh bạn đã bất ngờ biết bản thân mắc bệnh sau mỗi lần đi khám, còn bạn thì sao?

Câu hỏi này không khó trả lời, vì các chỉ số mỡ máu rất dễ được phát hiện sau khi bạn đi kiểm tra sức khỏe, nếu chế độ ăn uống và lối sống của bạn thiếu lành mạnh, hãy đi khám để biết rõ tình trạng thật sự của bạn.

Theo bác sĩ Hùng Ích Quần, Chuyên khoa gan, Bệnh viện Trung y Thành phố Thâm Quyến (TQ), nhiều người nghĩ rằng bệnh mỡ máu cao liên quan trực tiếp đến tình trạng béo phì.

Tuy nhiên, trên thực tế, với sự cải thiện mức sống vật chất của người dân và áp lực công việc và cuộc sống ngày càng tăng, cùng với một số thói quen ăn uống xấu, bất kỳ ai cũng đều có thể bị chứng mỡ máu cao (tăng lipid máu) chứ không chỉ riêng ở nhóm người béo phì.

Muốn phòng ngừa và loại bỏ căn bệnh này, bạn phải chú ý bắt đầu với một chế độ ăn uống lành mạnh một cách có kiểm soát.

Chế độ ăn uống để phòng tránh và điều trị bệnh tăng lipid máu như thế nào là đúng? Sau đây là câu trả lời dành cho bạn. Hãy thực hiện ngay từ bây giờ vì bạn sẽ không có nhiều thời gian để ngăn chặn căn bệnh này.

Bệnh mỡ máu cao không trừ một ai: Muốn không có bệnh thì nên chú ý 7 điều quan trọng - Ảnh 1.

1. Nên ăn nhiều thực phẩm chứa canxi

Bệnh nhân tăng huyết áp có thể duy trì chế độ ăn nhiều canxi mỗi ngày vì thực phẩm chứa canxi có thể có tác dụng hạ huyết áp đáng kể.

Ngoài ra, thực phẩm có chứa canxi còn có rất nhiều tác dụng khác trong việc ngăn ngừa loãng xương và lão hóa. Bạn nên dành thời gian chuẩn bị thực đơn cho mình cẩn thận, bao gồm các sản phẩm từ sữa, sản phẩm từ đậu nành, đậu phộng (lạc), quả chà là đỏ, tảo bẹ, rong biển, mộc nhĩ, cá…

2. Nên ăn rau và trái cây đầy đủ

Chúng ta đều biết rằng, rau và trái cây rất nói chung là nguồn thực phẩm phổ biến, giàu vitamin và chất chống oxy hóa tự nhiên.

Hãy ưu tiên chọn các loại rau và trái cây có màu đỏ, vàng và xanh đậm vì chúng là một nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng như carotene, vitamin và nhiều hơn nữa.

Để ngăn ngừa mỡ máu cao, bạn nên ăn nhiều rau và trái cây tươi mỗi ngày. Không nên ăn trái cây trước hoặc sau bữa ăn để tránh tiêu thụ quá nhiều carbohydrate cùng một lúc và làm quá tải chức năng hoạt động của tuyến tụy.

3. Nên chú ý uống nhiều nước

Bệnh nhân bị tăng lipid máu thường rơi vào nhóm bệnh lý liên quan đến độ nhớt của máu tăng cao, lưu lượng máu hoạt động chậm và dễ bị chứng huyết khối/cục máu đông.

Lời khuyên của các bác sĩ trên kênh Bác sĩ gia đình là hãy u. Điều này không chỉ cung cấp đủ nước cho mọi hoạt động của cơ thể mà còn có lợi cho việc làm loãng máu, giảm độ nhớt của máu và giữ cho sự lưu thông máu trong cơ thể trở nên thuận lợi và trơn tru hơn.

4. Nên ăn nhiều thực phẩm chứa kali

Chúng ta đều biết rằng, Kali là chất vô cùng cần thiết đối với hoạt động của cơ thể, nó có thể làm giảm tác dụng có hại của natri trong cơ thể, thúc đẩy bài tiết natri và hạ huyết áp.

Thực phẩm chứa kali trong đời sống hàng ngày cũng rất phong phú, chỉ cần bạn ghi nhớ lời khuyên này để áp dụng đúng trong khi đi mua đồ ăn, danh sách ưu tiên bao gồm đậu, các sản phẩm từ sữa, nấm tươi và các loại rau lá xanh khác nhau.

Riêng nhóm trái cây giàu kali bao gồm cam, táo, dứa, kiwi, quả óc chó, và dưa hấu. Bất kỳ nhóm thực phẩm nào bạn dễ dàng mua được thì đều nên bổ sung thường xuyên để đủ kali cho mọi hoạt động của cơ thể diễn ra thuận lợi.

5. Nên giảm lượng đường ăn vào hàng ngày

Mặc dù các bác sĩ thường xuyên nhắn nhủ chúng ta rằng phải giảm lượng đường ăn vào hàng ngày nhưng nhiều người rất khó để thực hiện lời khuyên này.

Đường “ẩn náu” trong rất nhiều loại thực phẩm hàng ngày, đặc biệt là đồ chế biến sẵn, đồ ăn nhanh như nước ngọt, các loại bánh, các loại chè, đồ uống giải khát. Trong khi chúng ta không biết rằng, quá nhiều đường có thể chuyển thành chất béo, dẫn đến béo phì và thúc đẩy sự hình thành bệnh gan nhiễm mỡ, mỡ máu và rất nhiều bệnh khác.

Lượng Carbonhydrate cung cấp cho cơ thể chủ yếu là từ nguồn ngũ cốc. Bạn chú ý kỹ về việc không ăn thực phẩm có chứa nhiều đường tinh luyện, bao gồm đồ ngọt và món tráng miệng như nước trái cây và kẹo trái cây.

6. Nên ăn ít nội tạng động vật và chất béo

Đa số các món ăn “khoái khẩu” là mối nguy cơ tiềm tàng nhất đối với sức khỏe. Lý do là vì càng ngon thì chúng ta lại càng ăn nhiều, ăn thường xuyên và không đủ “dũng cảm” để từ chối những món ăn này, vì thế nguy cơ thừa chất béo lại ngày càng tăng.

Các bác sĩ khuyên bạn rằng, hãy nhanh chóng điều chỉnh cấu trúc chế độ ăn uống. Không nên ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, đặc biệt là vào bữa tối. Thực phẩm có vị ngọt cũng nên ăn ít hơn để tránh làm tăng độ nhớt của máu, gây ra các triệu chứng bệnh tim mạch và mạch máu não, rất nguy hiểm.

Món ăn từ nội tạng động vật và món ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo là nhóm thực phẩm bạn cần hạn chế hoặc tránh nếu đang có chỉ số mỡ máu cao.

Bệnh mỡ máu cao không trừ một ai: Muốn không có bệnh thì nên chú ý 7 điều quan trọng - Ảnh 2.

7. Nên ăn uống thanh đạm, chọn thức ăn nhẹ nhàng

Lời khuyên dành cho bạn là hãy lựa chọn chế độ ăn uống thanh đạm dù bạn đang ở lứa tuổi nào. Thực phẩm bạn ăn vào hàng ngày nên phải được kiểm soát thật tốt. Ăn ít muối, đây là điều quan trọng đầu tiên, vì quá nhiều muối hoặc thực phẩm nhiều muối có thể gây ra mỡ máu cao.

Hạn chế tối đa việc ăn thức ăn quá mặn, uống ít rượu bia, bởi nếu uống lâu dài có thể làm tăng nồng độ lipid trong máu, dẫn đến xơ cứng động mạch, tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và mạch máu não.

Tóm lại, nguyên nhân gây tăng lipid máu/mỡ máu cao chủ yếu là do một số thói quen ăn uống xấu, vì vậy bạn phải chú ý đến các nguyên tắc nhất định của chế độ ăn uống hàng ngày. Nên chú ý phát triển thói quen ăn uống tốt, có thể giúp kiểm soát tốt bệnh mỡ máu cao.

Người khỏe mạnh thì nên phòng bệnh, người có bệnh thì nên điều chỉnh ngay để hạ chỉ số mỡ máu càng sớm càng tốt.

*Theo BS Gia đình (TQ)