Vậy nên, những chiếc xe có màn hình trung tâm cao hơn sẽ an toàn hơn.
Đầu những năm 1990, không ai nghĩ rằng họ có thể mất tập trung trong khi lái xe. Nhưng sau đó, điện thoại di động trở nên phổ biến, tiếp theo nữa là smartphone. Sử dụng các thiết bị này trong khi lái xe là bạn đang tự đặt bản thân mình và người ngồi sau vào một nguy cơ gặp tai nạn rất cao.
Ngành công nghiệp ô tô chắc chắn cũng nhận ra vấn đề đó. Bởi vậy, hầu hết các mẫu xe mới ngày nay đều có tính năng đàm thoại rảnh tay. Apple CarPlay, Android Auto và MirrorLink là các ứng dụng được phát triển để cho phép truyền một số ứng dụng nhất định từ smartphone sang màn hình giải trí trên ô tô.
An toàn hơn cả, những chiếc xe mới nhất còn được trang bị bị đầy đủ các hệ thống hỗ trợ người lái tiên tiến (ADAS), thứ sẽ cảnh báo bạn về những va chạm tiềm ẩn hoặc khi chiếc xe bị trôi ra khỏi làn đường đang chạy.
Thật không may, dường như chưa có công nghệ nào trong số này tạo nên được sự khác biệt.
Điều gì khiến bạn mất tập trung khi lái xe: Ánh mắt hay não bộ?
Các nhà khoa học đến từ Viện Công nghệ Massachusetts nghĩ rằng họ cần xem xét lại bản chất của vấn đề: Điều gì đang khiến các tài xế mất tập trung. Có phải việc não bộ của họ phải xử lý quá nhiều tác vụ một lúc: nhìn bảng đồng hồ, màn hình giải trí, điện thoại, bản đồ… khiến họ lái xe mất an toàn?
Không phải! Hóa ra tầm mắt và vị trí mà người tài xế nhìn vào mới là thứ quyết định chính đến thời gian phản ứng và sự tập trung của họ. Nếu một lái xe luôn nhìn đường phía trước, anh ta sẽ lái xe an toàn hơn so với nhìn xuống dưới một góc 20 độ.
Đó là lý do tại sao bạn có thể thích những chiếc xe có màn hình trung tâm cao và gần tầm mắt hơn. Về mặt tương đối, Mazda 3 khi đó còn là một lựa chọn sáng suốt hơn cả Tesla Model 3.
Thứ bạn nhìn thấy hay thứ bạn nghĩ trong đầu khiến bạn mất tập trung?
Để kiểm tra xem mắt hay não là thứ phải chịu trách nhiệm cho sự mất tập trung của chúng ta khi lái xe, các nhà khoa học dẫn đầu bởi tiến sĩ Benjamin Wolfe tại MIT đã thiết kế một loạt các thí nghiệm như sau:
Họ cho các tình nguyện viên xem video clip từ góc nhìn của một chiếc xe đang lái xe quanh thành phố Boston. Các màn hình được đặt ở vị trí mô phỏng y hệt những gì tài xế nhìn thấy trên đường.
Đối với thử nghiệm đầu tiên, mỗi người tham gia được yêu cầu nhìn vào các phần khác nhau của màn hình – nhìn thẳng về phía trước, chéo 30 độ sang hai bên hoặc 20 độ xuống phía dưới so với trung tâm.
Trong khi giữ tầm nhìn ở các vị trí được yêu cầu đó, họ được hỏi liệu đèn phanh trên chiếc xe ở làn phía trước đang sáng hay không. Các tình nguyện viên trả lời bằng cách nhấn nút “cách” trên bàn phím.
Trong một loạt thử nghiệm thứ hai, những người tham gia một lần nữa được hỏi liệu họ có nhìn thấy đèn phanh ở làn đường phía trước hay không, nhưng có thêm một chút phức tạp. Lần này, họ được yêu cầu để mắt đến một chữ thập màu xanh lá cây hiển thị chồng lên các phần khác nhau của màn hình.
Trong một số thử nghiệm, họ phải trả lời liệu một trong những gạch ngang hay dọc của chữ thập có chuyển sang màu trắng hay không, nếu có gạch nào chuyển màu trắng, họ phải nhấn nút mũi tên tương ứng với gạch đó trên bàn phím ngay lập tức.
Trong các thử nghiệm khác, họ vẫn phải theo dõi xem liệu một gạch ngang hay dọc của chữ thập có chuyển sang màu trắng hay không, nhưng lần này, người tham gia chỉ cần phải nhấn nút từ lần thứ hai trở đi.
Các thiết kế thí nghiệm này cho phép tiến sĩ Wolfe và các đồng nghiệp kiểm tra phản ứng ngay lập tức và phản ứng trễ của người lái xe trong từng hoàn cảnh.
Bây giờ là lúc mong đợi kết quả. Nếu bạn nghĩ vấn đề chính khiến các lái xe mất tập trung là khối lượng nhiệm vụ nhận thức mà họ phải xử lý (ví dụ như khi họ vừa phải lái xe vừa phải nhìn đồng hồ tốc độ, vừa nhìn bảng điều khiển trung tâm sau đó trả lời tin nhắn hay gọi điện thoại), chúng ta hy vọng sẽ thấy những người tham gia thực hiện tốt hơn trong bài kiểm tra đầu tiên và tệ hơn trong các bài kiểm tra có tải nhận thức cao nhất (phản ứng chậm trễ đối với thay đổi của chữ thập xanh).
Tuy nhiên, điều đó lại không xảy ra. Vị trí mà những người tham gia được yêu cầu đặt tầm nhìn của họ mới là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến độ chính xác của việc phát hiện đèn phanh; nó cũng là yếu tố chính ảnh hưởng đến thời gian phản ứng. Những người tham gia đã thực hiện bài kiểm tra tốt nhất khi họ nhìn vào trung tâm của con đường và tồi tệ nhất khi họ nhìn xuống bên dưới trung tâm màn hình.
Để chắc chắn phát hiện này là đúng, các nhà nghiên cứu đã tiến hành một loạt thử nghiệm thứ ba trên một nhóm người tham gia hoàn toàn mới. Nhiệm vụ chính một lần nữa là phải phát hiện đèn phanh ở làn đường phía trước, trong khi nhìn vào các khu vực cụ thể của màn hình.
Nhưng lần này có một nhiệm vụ phụ khác phức tạp hơn nữa: xác định xem một hình ảnh ảo giác chiếu đè lên màn hình đang quay theo chiều kim đồng hồ hay ngược chiều kim đồng hồ. Thí nghiệm cũng được chia thành 2 phần để kiểm tra phản ứng ngay lập tức hoặc phản ứng trễ.
Tầm nhìn ngoại vi của chúng ta rất tệ
Một lần nữa, yếu tố chính quyết định việc người tham gia có phát hiện được đèn phanh phía trước và thời gian họ phản ứng là tầm nhìn của những người tham gia.
Kết quả tốt nhất mà họ đạt được là khi nhìn vào trung tâm của màn hình và kết quả tệ nhất khi nhìn xuống dưới 20 độ. Ảnh hưởng của việc tăng tải nhận thức đối với thời gian phản ứng chỉ khiêm tốn.
Nhìn lệch ra khỏi vị trí trung tâm mình hình có thể làm chậm thời gian phản ứng của tài xế xuống 458 mili giây. Trong khi đó tăng tải nhận thức, nghĩa là khiến họ làm nhiều việc cùng lúc chỉ làm chậm thời gian phản ứng đi 35 mili giây mà thôi.
“Chúng tôi không nói rằng việc bạn sử dụng điện thoại để làm bất cứ điều gì không thành vấn đề. Nhưng để phân biệt sự ảnh hưởng giữa việc bạn làm trên điện thoại với việc bạn phải rời mắt khỏi đường để nhìn vào điện thoại, chúng tôi đã chứng mình rằng việc rời mắt khỏi đường thực sự là vấn đề lớn hơn“, tiến sĩ Wolfe nói.
“Nếu bạn đang nhìn xuống điện thoại trong khi lái xe, bạn vẫn có thể biết đến sự hiện diện của những chiếc xe khác xung quanh. Nhưng rất có thể bạn sẽ không thể phân biệt được chiếc xe đang ở trong làn của bạn hay chiếc xe đang ở làn khác”.
Vì vậy, để mắt đến con đường phía trước vẫn là một lời khuyên huyền thoại đối với tất cả tài xế. Nhưng mọi người thường bỏ qua lời khuyên ấy, điều đó có nghĩa là chúng ta chắc chắn cần đến các giải pháp công nghệ thay thế.
Các chiếc xe trong tương lai có thể nên trạng bị hệ thống theo dõi ánh mắt hoặc nhận dạng khuôn mặt để cảnh báo tài xế trong các trường hợp họ không nhìn thẳng vào con đường phía trước.
Nghiên cứu này chắc chắn là một bằng chứng mạnh mẽ ủng hộ cho các thiết kế màn hình hiển thị trên xe hơi, trong đó giúp người lái nhìn về phía trước thay vì nhìn xuống dưới. Chẳng hạn như bạn có thể nghĩ đến màn hình của chiếc Mazda 3, thay vì Tesla Model 3.
Màn hình được đặt càng gần tầm nhìn của người lái thì sẽ càng tốt, ngay cả khi điều đó có nghĩa là bạn không thể sử dụng tính năng cảm ứng.
Trên thực tế, có lẽ chúng ta nên tránh nhìn vào màn hình thông tin giải trí hết sức có thể, bằng cách sử dụng tính răng ra lệnh bằng giọng nói trong xe hơi, một xu hướng công nghiệp đã bắt kịp thời đại.
Ngoài ra, để giúp việc lái xe trở nên an toàn hơn, các chiếc xe trong tương lai có thể nên trạng bị các hệ thống giám sát bao gồm theo dõi ánh mắt hoặc nhận dạng khuôn mặt, để cảnh báo tài xế trong các trường hợp họ không nhìn thẳng vào con đường phía trước.
Tham khảo Arstechnica