Thịt lợn có sán, rau nhiễm sán khi đun nấu ở nhiệt độ cao sán trưởng thành và ấu trùng sẽ chết và không gây hại cho cơ thể.
Ăn đồ ăn nhiễm sán đã nấu chín sẽ không còn nguy hiểm
Sán lợn một loại bệnh đã tồn tại từ rất lâu với loài người, căn bệnh gần như đã bị lãng quên này, đã dậy sóng khi vào hồi tháng 2 phụ huynh của trường Mầm non Thanh Khương phát hiện thịt lợn trong bữa ăn của trẻ bị nhiễm sán.
Sự việc này, đã dần nóng lên khi mà một số trẻ bị sốt, được gia đình đưa đi điều trị và được chẩn đoán nhiễm sán. Đỉnh điểm vào ngày 15/3, rất nhiều phụ huynh ở Bắc Ninh đã đưa con ra Hà Nội để xét nghiệm do nghi ngờ con nhiễm giun sán.
Một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm là khi ăn phải thịt lợn nhiễm sán thì có nhiễm bệnh hay không.
Trao đổi với bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh khẳng định, nếu không may ăn phải thịt lợn nhiễm sán nếu như thịt đó được nấu sôi, chín thì sán trưởng thành và ấu trùng sán đều chết vào không gây hại.
Hình ảnh sán lợn trưởng thành, ảnh minh họa.
Các thử nghiệm đã được thực hiện ở nhiệt độ sôi từ 70 độ C trở lên giun, sán, ấu trùng sẽ chết. Đây cũng là cơ sở quan trọng để các nhà chuyên môn đưa ra khuyến cáo phải ăn chín, uống sôi để phòng bệnh về giun, sán.
Cũng theo bác sĩ Nguyễn Quang Thiều, Phó viện trưởng Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương, ngay cả thịt lợn bị ốm có nhiễm sán nhưng nấu ở nhiệt độ cao giun, sán sẽ bị tiêu diệt.
Nhưng khi ăn thịt lợn ốm, thịt lợn bẩn không nhiễm sán vẫn có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe vì không đảm bảo về an toàn thực phẩm.
Thịt lợn nhiễm bẩn nguy hiểm khi nào?
Ăn thịt lợn lợn gạo, sán có chạy đi khắp cơ thể hay không? Đây là vấn đề mà rất nhiều phụ huynh có con tại Bắc Ninh đang quan tâm. Bác sĩ Lương Trường Sơn, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng TP. Hồ Chí Minh cho hay ăn phải thịt lợn hay thực phẩm chưa nấu chín sẽ có nguy cơ nhiễm sán.
Ở đây sẽ nếu ăn phải sán lợn (trưởng thành, trứng sán, ấu trùng sán) sẽ xảy ra 3 tình huống:
Tình huống thứ nhất, thường gặp sán lợn là sẽ theo phân và được đào thải ra ngoài.
Tình huống hai, sán lợn lưu hành tại thống tiêu hóa mà gây bệnh tại chỗ.
Tình huống ba, nhiễm ấu trùng sẽ vào máu và đi khắp các cơ quan trong cơ thể, và có thể xâm nhập vào bất kỳ cơ quan nào của cơ thể, từ da cho cả ở não.
Hiện nay, vẫn chưa có tỷ lệ nghiên cứu sán vào cơ thể bao nhiêu đi ra ngoài, ở lại ruột và đi vào mạch máu, nhưng đi vào máu là rất hiếm và khi sán đi lạc chỗ thường sẽ có triệu chứng.
Đồng quan điểm với bác sĩ Sơn, bác sĩ Khanh cho hay: “Trong trường hợp ăn phải thịt lợn có sán lợn, nếu chưa nấu chín thì chắc chắn nhiễm bệnh. Giun sán khi vào cơ thể sẽ khu trú vào ruột tùy theo từng loại vòng đời của giun, sán, ấu trùng trong một khoảng thời gian nhất định từ 15-20 sẽ được thải ra ngoài.
Sán lợn nguy hiểm khi đi lạc chỗ như lên não, vào gan hoặc các cơ, trường hợp này rất hiểm xảy ra”.
Theo các chuyên gian, nhiễm giun sán nói chung và sán lợn nói riêng không phải là bệnh cấp tính và không quá nguy hiểm. Bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh được bằng cách ăn chín, uống sôi.
Bác sĩ Sơn chia sẻ thêm: “Rất mong phụ huynh có con em học ở Trường Mầm non Thanh Khương và các trường trên địa bàn huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) đừng quá hoang mang.
Mong dư luận đừng quá giận dữ thái quá như vậy. Đặc biệt mong Bộ Giáo dục và Bộ Y tế sớm có câu trả lời trung thực, khách quan, chuyên nghiệp và khoa học về vấn đề này càng sớm càng tốt”.