Một người sau khi ăn dưa hấu trong tủ lạnh đã đau bụng phải vào bệnh viện cấp cứu. BS phát hiện bị nhiễm khuẩn, phải cắt 70 cm ruột. Lời khuyên dùng tủ lạnh bạn nên tuân thủ.
Mới chỉ ít ngày trước, khi nhiệt độ ngoài trời tăng lên, một người đàn ông họ Trương sống ở Hồ Nam (Trung Quốc) sau khi đi bộ về, cảm thấy nóng và khát nên đã lấy miếng dưa hấu cất trong tủ lạnh từ ngày hôm trước ra để ăn giải khát.
Sau khi ăn dưa hấu được khoảng 2 giờ, ông Trương đột nhiên bị đau bụng và cơn đau tăng dần đến mức phải nhập viện cấp cứu. Ông được bác sĩ chẩn đoán là “viêm ruột hoại tử xuất huyết cấp tính” và yêu cầu điều trị y tế khẩn cấp.
Tại sao một miếng dưa hấu làm lạnh trong tủ lạnh lại có thể gây hoại tử đường ruột?
Vấn đề không nằm ở bản thân dưa hấu, mà nằm ở phương pháp bảo quản dưa hấu. Nhiều người nghĩ rằng để thức ăn trong tủ lạnh sẽ ổn thôi, đó là cách trữ thức ăn an toàn. Tuy nhiên, tủ lạnh khác với an toàn! Nó không thể là phương tiện ức chế tất cả sự phát triển của vi khuẩn.
Nhiệt độ làm lạnh phổ biến để bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh là 4-8 độ C. Trong môi trường này, tốc độ tăng trưởng của hầu hết các vi khuẩn sẽ chậm lại.
Tuy nhiên, một số vi khuẩn lại có khả năng sinh trưởng tốt trong môi trường nhiệt độ thấp, ví dụ như Yersinia và Listeria lại là chủng vi khuẩn có thể phát triển nhanh ở nhiệt độ này. Nếu bạn ăn thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn như vậy, nó sẽ gây ra các bệnh đường ruột.
Giống như trứng và thịt, có thể nhân giống chủng vi khuẩn Salmonella rất nhanh chóng. Rau và trái cây có thể nhân giống chủng vi khuẩn Shigella. Nếu dưa hấu không được đóng gói trực tiếp một cách kỹ lưỡng, cẩn thận và kín, những vi khuẩn này sẽ dễ dàng xâm nhập và sinh sôi nảy nở.
Ông Trương cho biết bản thân thường có thói quen ăn dưa hấu ướp lạnh. Lần này, như thường lệ, dưa hấu được cắt thành miếng và đặt trực tiếp vào ngăn tủ lạnh cùng với thịt và rau sống mà không có bao bì, dẫn đến một diện tích tiếp xúc lớn giữa dưa hấu và các loại vi khuẩn khác nhau.
Sau một thời gian dài để trong tủ lạnh như vậy, đã xảy ra hiện tượng nhiễm trùng nghiêm trọng.
Có phải nếu được bọc kín bằng túi nhựa thì sẽ không bị nhiễm vi khuẩn?
– Không!
Bất kể là bạn có bọc kín trong túi/hộp nhựa hay không, thì dưa hấu không phải là loại thực phẩm thích hợp để bảo quản lâu dài trong tủ lạnh. Nếu thời gian dài, vi khuẩn sẽ sinh sản, vì vậy tốt nhất là mua và ăn ngay sẽ tốt hơn.
Nếu bạn không thể cùng lúc ăn hết số dưa hấu đã mua mà phải bảo quản tiếp trong tủ lạnh, hãy nhớ rằng đừng để quá 24 giờ trong tủ lạnh. Đồng thời khi lấy miếng dưa hấu ra ngoài để ăn, bạn có thể cắt bỏ một phần bề mặt để loại bỏ bớt vùng nhiễm khuẩn.
Không đặt các thực phẩm khác nhau trong tủ lạnh tùy tiện, nếu không nó có thể gây nhiễm bẩn chéo cho nhau, gây mất an toàn sức khỏe.
Vùng cánh cửa tủ lạnh là nơi dễ bị vi khuẩn tấn công mạnh nhất, những thực phẩm đã mở bao bì đóng gói, chẳng hạn như dưa chua, mứt, tương, thực phẩm chua và gia vị, hầu hết đều chỉ có thể giữ tối đa trong 2 tháng.
Vì cửa tủ lạnh thường xuyên được mở ra đóng vào, không khí ấm sẽ đi vào nhiều hơn, do đó không phù hợp để lưu trữ thực phẩm dễ bị hư hỏng, chẳng hạn như thịt đã nấu chín và sữa nói chung.
Lớp trên của tủ lạnh là nơi thích hợp để lưu trữ thịt nấu chín, thịt xông khói, sữa chua và phô mai cứng. Phần ngăn dưới tiếp tục dùng để bảo quản lạnh những thực phẩm có thể hâm nóng nhanh chóng, chẳng hạn như thức ăn thừa đã nấu chín.
Ngoài ra, các loại rau và trái cây không dễ bị bỏng lạnh dẫn đến đóng băng cũng được lưu trữ tốt nhất ở đây.
Vùng dưới cùng của tủ lạnh thường có độ ẩm cao nhất thì phù hợp để bảo quản các loại rau như rau lá xanh, ớt và bông cải xanh.
Đồng thời, khi sử dụng tủ lạnh, bạn nên trừ một không gian vừa phải khi lưu trữ thực phẩm, để thuận tiện cho việc lưu thông không khí lạnh, duy trì nhiệt độ thích hợp và ức chế sự tăng sinh của vi khuẩn, từ đó đạt được mục đích bảo quản.
Tốt nhất không nên bảo quản thực phẩm còn đang nóng trong tủ lạnh để tránh hư hỏng và mùi hôi.
Làm sạch tủ lạnh thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn
Làm tốt công việc vệ sinh môi trường trong tủ lạnh, lau thành bên trong tủ lạnh, kệ và các chai và lon được lưu trữ hai tuần một lần.
Điều đặc biệt quan trọng là làm sạch tủ lạnh mỗi tháng một lần, làm sạch hoàn toàn bên trong tủ lạnh, loại bỏ bụi bẩn bằng chất tẩy rửa, sau đó khử trùng bằng chất khử trùng.
Bạn không nên quên phần quan trọng của dải niêm phong cánh tủ lạnh khi lau chùi. Vết bẩn nói chung có thể được lau sạch bằng nước ấm. Ngoài ra, bạn có thể lau bằng một miếng vải khô nhúng vào cồn.
Đối với việc khử mùi trong tủ lạnh, hãy thử những lời khuyên sau:
Sử dụng giấy cuộn: Khi tủ lạnh có mùi, bạn nên đặt một cuộn giấy vào đó, không chỉ có thể loại bỏ mùi, mà còn loại bỏ độ ẩm, thay đổi nó mỗi tháng một lần. Đừng cảm thấy lãng phí, vì cuộn giấy này có thể được tái sử dụng, chẳng hạn như chà xát bụi bẩn.
Sử dụng vỏ cam: Trong mùa cam, đừng ném vỏ cam vào thùng rác, thay vào đó, bạn nên phơi hoặc sấy khô, sau đó cho trực tiếp vào tủ lạnh. Sau vài ngày, sẽ có một chút mùi vỏ cam lan tỏa trong không gian tủ lạnh.
Sử dụng đường trắng: Đường trắng thuộc cấu trúc xốp lỏng, có thể hấp thụ mùi.
Hãy vệ sinh tủ lạnh của gia đình bạn đúng cách và thường xuyên. Đừng quên đảm bảo ăn uống an toàn và lưu trữ thực phẩm đúng cách.
*Theo Health/IF