Theo đó, ngày 28/4, Văn phòng Chủ tịch nước đã có công văn thông báo ý kiến của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi Chánh án TAND Tối cao và Viện trưởng VKSND Tối cao đề nghị làm rõ thông tin liên quan đến việc tha tù trước thời hạn cho phạm nhân Phan Sào Nam.
Yêu cầu trên được đưa ra sau khi cơ quan báo chí thông tin về việc VKSND Cấp cao tại Hà Nội kháng nghị giám đốc thẩm theo hướng hủy 2 quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù cho phạm nhân này.
Phan Sao Nàm (Ảnh TTXVN)
Kháng nghị của VKS ban hành ngày 14/4, tức hơn 2 tháng sau khi Phan Sào Nam (cựu Chủ tịch Công ty VTC Online) được cho ra tù trước thời hạn.
Liên quan tới việc tha tù trước thời hạn đối với Phan Sào Nam, về trách nhiệm cũng như thẩm quyền, Pháp luật Plus đã có cuộc trao đổi với ông Ngụy Thế Hùng, nguyên cán bộ VKSND tối cao, ông Hùng cho biết: “Về thẩm quyền xét duyệt cho một người được tha tù trước thời hạn nói chung, là do Hội đồng xét duyệt. Hội đồng xét tha tù trước thời hạn gồm; Chánh án và 2 thẩm phán, (Chánh án là Chủ tịch Hội đồng xét duyệt).
Cụ thể, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, nơi phạm nhân đang chấp hành án. Trình tự để một phạm nhân được tha tù trước thời hạn nói chung, đầu tiên là phía trại giam (nơi phạm nhân đang thụ án) lập hồ sơ đề nghị, Viện kiểm sát thực hiện chức năng giám sát. Sau đó cơ quan chức năng phải thành lập Hội đồng xét duyệt, như đã nêu ở trên.
Trong đó, Chủ tịch Hội đồng xét duyệt là người ký quyết định tha tù trước thời hạn. Thế nhưng, trong trường hợp việc quyết định của Tòa án không đúng pháp luật thì Viện kiểm sát có quyền kháng nghị. Và như vậy, Quyết định tha tù trước thời hạn của Hội đồng xét duyệt không được thực hiện.
Quay trở lại việc tha tù trước thời hạn đối với phạm nhân Phạn Sào Nam, quyết định của Hội đồng xét duyệt đã bị Viện kiểm sát kháng nghị, đồng nghĩa với việc quyết định đó không có hiệu lực.
Nếu có căn cứ cho rằng, quyết định tha tù trước thời hạn không đúng pháp luật, người chịu trách nhiệm cao nhất là Chủ tịch Hội đồng xét duyệt, cụ thể là chánh án.
“Việc thực hiện yêu cầu của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thuộc VKSND tối cao, TAND tối cao, các đơn vị này phải thực hiện, kiểm tra và báo cáo” – ông Hùng cho biết.
Theo kháng nghị của VKS, việc giảm thời hạn chấp hành án phạt tù số 587 ngày 29/4/2020 và Quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù số 80 ngày 4/2/2021 của TAND tỉnh Quảng Ninh đã giảm 19 tháng tù cho phạm nhân Phan Sào Nam, là không có căn cứ pháp luật…
Phan Sào Nam, người tổ chức, vận hành đường dây đánh bạc liên quan hai tướng công an, đã ra trại vào tháng 2 vừa qua khi được giảm hơn 22 tháng tù. Viện Kiểm sát cho rằng, quyết định giảm án không đúng nên đã kháng nghị, đề nghị Tòa án cùng cấp hủy hai quyết định giảm án cho Phan Sào Nam…Ngày 28/4/2021, Văn phòng Chủ tịch Nước đã có công văn thông báo ý kiến của Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc đến Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao.
Theo quy định tại khoản 11 Điều 368 BLTTHS, thì Viện kiểm sát có quyền kháng nghị, phạm nhân có quyền khiếu nại đối với quyết định về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận đề nghị tha tù trước thời hạn có điều kiện. Do vậy theo quy định tại khoản 1 Điều 59 của Luật Thi hành án hình sự năm 2019.
Ngay sau khi nhận được quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải niêm yết danh sách phạm nhân được tha tù trước thời hạn có điều kiện tại cơ sở giam giữ phạm nhân.
Khi quyết định tha tù trước thời hạn có hiệu lực pháp luật, ngay sau đó trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện cấp giấy chứng nhận tha tù trước thời hạn có điều kiện và tha phạm nhân. Thời gian thử thách được tính từ ngày quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện có hiệu lực pháp luật.
Theo Ly Ly (Pháp luật Plus, Báo Pháp Luật Việt Nam)
https://www.phapluatplus.vn/phap-luat-plus/ai-da-xet-duyet-cho-phan-sao-nam-duoc-ra-tu-truoc-thoi-han-d154279.html