Theo nghiên cứu, đây là 9 vị trí bẩn nhất trong nhà vì chúng chứa những quả bom vi khuẩn. Bạn nên biết để vệ sinh cẩn thận, không để mầm bệnh phát tán khắp nhà, tấn công sức khỏe.
Mặc dù bạn cảm thấy mình đã vệ sinh nhà cửa khá sạch sẽ, nhưng đừng quên rằng, có nhiều nơi trong nhà của bạn vẫn là “điểm hẹn lý tưởng” của hàng loạt các loại vi khuẩn. Thậm chí, các chuyên gia sức khỏe còn liệt kê 9 địa điểm được xem là “quả bom” vi khuẩn, vi trùng mà hầu như nhà nào cũng có.
Khi những nhóm vi khuẩn này tụ tập lại một chỗ, chúng sẽ nhanh chóng sinh sôi, từ đó xâm nhập vào cơ thể, khiến cho bạn mắc bệnh. Bệnh nhỏ thì cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi, bệnh nặng hơn có thể gây nguy hiểm tính mạng. Vậy, làm sao để loại bỏ những quả bom mầm bệnh này?
Sau đây là 9 vị trí “cài bom” bạn nên sớm xử lý
1, Thảm chùi chân ở cửa
Gần cửa là một trong những khu vực bẩn thỉu nhất trong nhà, gần 96% đế giày chúng ta đi lại hàng ngày ở nhiều nơi sẽ tha lôi vi khuẩn E. coli, thảm chính là nơi vi trùng tụ tập. Mỗi khi chúng ta ra ngoài và trở về nhà, vô tình mang mầm bệnh vào nhà mà không biết.
Phương pháp diệt vi khuẩn: Khử trùng thảm cửa bằng chất khử trùng mỗi tuần/lần, cố gắng để những đôi giày bên ngoài cửa, không đặt túi xách hoặc các đồ hàng tạp hóa vừa mua về ở trên thảm cửa trước khi mang chúng vào sử dụng.
2, Điện thoại di động
Có thể bạn cảm thấy khó tin, nhưng điện thoại di động cũng là một nơi chứa “bom” vi khuẩn. Có một chủng vi khuẩn phổ biến là Cellulose có thể gây nhiễm trùng da vùng mắt và các phần da tiếp xúc. Vỏ điện thoại và các lỗ chức năng trên điện thoại chính là vùng vi khuẩn trú ngụ nhiều nhất.
Phương pháp vệ sinh khử trùng: Không được tùy tiện để điện thoại di động ở những nơi kém vệ sinh, lau điện thoại bằng chất khử trùng mỗi tuần/lần.
3, Máy hút bụi
Nghiên cứu cho thấy rằng 13% máy hút bụi có chứa vi khuẩn E. coli, có nghĩa là mỗi khi bạn sử dụng nó, bạn có thể đồng thời làm lây lan vi khuẩn từ máy hút bụi ra khắp mọi nơi trong nhà.
Phương pháp vệ sinh khử trùng: Mỗi lần thay túi hút bụi thì nên ra không gian ngoài trời hoặc bên ngoài phòng của bạn. Tốt nhất là nên sử dụng máy hút bụi có túi chứa chống bụi bẩn.
4, Thùng rác có rác để qua đêm
Thật khó để tưởng tượng rằng có hơn 500.000 vi khuẩn trong bồn rửa nhà bếp, gấp 1000 lần số lượng vi khuẩn trung bình trong nhà vệ sinh.
Chậu rửa nhà bạn luôn ẩm ướt và tích tụ rác hàng ngày, nếu nó không được làm sạch kịp thời, vi trùng sẽ phát triển trong những khoảng không gian nhỏ hẹp đó. Điều này có nghĩa là các món ăn và thậm chí bàn tay của bạn có thể bị nhiễm bẩn.
Tương tự như vậy, nếu chất thải nhà bếp không được đổ trong thời gian cố định, nó cũng sẽ sinh ra rất nhiều vi khuẩn.
Phương pháp khử trùng: Ít nhất là hàng tuần, bạn nên sử dụng thuốc tẩy pha loãng để làm sạch bồn rửa và chất thải (rác) trong khu vực bếp được đổ bỏ vệ sinh trong ngày.
5, Giẻ rửa bát
Nghiên cứu cho thấy 7% giẻ rửa bát (bao gồm miếng mút, lưới rửa các loại) đã bị nhiễm khuẩn Staphylococcus aureus, một loại siêu khuẩn gây nhiễm trùng da gây nguy hiểm tính mạng.
Giẻ rửa bát hay khăn lau bàn, lau bếp cũng được coi là nơi tập trung nhiều nhất của vi khuẩn E. coli và các vi khuẩn khác trong nhà. Mọi người thường sử dụng khăn/giẻ này để lau thức ăn thừa, rồi tiếp tục sử dụng nó mà không cần rửa sạch cũng sẽ lây lan mầm bệnh.
Phương pháp khử trùng: Mỗi lần rửa bát bạn phải rửa sạch thức ăn thừa trước khi sử dụng đến giẻ rửa bát chứa dầu rửa bát. Mỗi tuần đều cần dùng nước nóng và dung dịch khử trùng để làm sạch giẻ rửa bát, thường xuyên thay giẻ để đảm bảo chúng luôn sạch sẽ.
6, Bình/lọ đựng các loại gia vị
Nhiều người không rửa tay trước khi dùng giấm, nước tương, nước sốt cà chua và các loại gia vị khác. Nếu bạn sử dụng từ chai nọ sang lọ kia mà không vệ sinh sạch sẽ tay trước khi mở nắp cũng có thể gây nhiễm trùng chéo giữa các lọ gia vị.
Phương pháp khử trùng: Lau bề mặt ngoài của chai gia vị thường xuyên, và cố gắng không để cho các loại gia vị chảy hoặc dính bẩn ra mặt ngoài của lọ hoặc nắp lọ/bình.
7, Phần mép dính trên cánh cửa tủ lạnh
Nghiên cứu cho thấy xác suất phát hiện mốc trong phần mép dính ở cửa tủ lạnh lên tới 83%. Mỗi khi cửa tủ lạnh được mở ra, những nhóm nấm mốc và vi khuẩn này sẽ phát tán và lan rộng.
Phương pháp khử trùng: Rửa vòng gioăng mép dính ở cửa tủ lạnh ít nhất mỗi tuần 1 lần bằng thuốc tẩy pha loãng hoặc thuốc khử trùng.
8, Chai nước rửa tay
Chai nước rửa tay phổ biến để sẵn trong nhà vệ sinh. Sau khi bạn đi vệ sinh xong, thông thường sẽ sờ ngay vào chai để lấy dung dịch, đây là cách vô tình khiến cho chai nước rửa tay bị nhiễm khuẩn từ tay của bạn, sau đó lây lan ra các nơi khác.
Phương pháp tiệt trùng: Tốt nhất là rửa tay từ 15 đến 20 giây dưới vòi nước mỗi lần vệ sinh xong.
Chú ý vệ sinh vỏ ngoài của chai nước rửa tay thường xuyên.
9, Vòi nước
Nước chảy làm cho vòi nước ẩm và trở thành một nơi lý tưởng để nhân giống mầm bệnh. Nếu bạn vô tình chạm vào vòi nước hoặc vòi nước với thức ăn, vi trùng sẽ nhân lên, và cuối cùng màng vi sinh vật sẽ bám chặt vào nó, màng vi sinh sẽ trở nên to và vỡ, rơi vào thức ăn, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.
Phương pháp tiệt trùng: Ngâm bằng thuốc tẩy pha loãng mỗi tuần, sau đó để nước máy chảy trong một thời gian trước khi sử dụng.
*Theo SecretChina